Công việc của một tiếp viên không chỉ là phục vụ đồ ăn, thức uống cho hành khách. Họ đảm bảo sự an toàn trên máy bay và xử lý các tình huống khẩn cấp. Ngoài ra, tiếp viên phải vượt qua một khóa học tâm lý để có thể đánh giá sơ bộ mỗi hành khách là người như thế nào khi họ bước vào máy bay. Đó là lý do hành khách gặp tiếp viên hàng không ở cửa ra vào cabin. Phi hành đoàn đứng đó không đơn giản chỉ để chào đón hành khách. Sau đây là những gì tiếp viên hàng không quan sát khi bạn lên máy bay, theo Rambler.
Lời chào
Khi hành khách bước vào máy bay, tiếp viên sẽ chào và đợi họ đáp lại. Đây không phải một bài kiểm tra về sự lịch sự, mà là sự hòa đồng, cởi mở, nhiệt tình và thân thiện. Nếu hành khách đáp lại lời chào thì trong trường hợp khẩn 🦹cấp, đây sẽ là những người đầu tiên tiếp viên nghĩ tới để nhờ giúp đỡ.
Vóc dáng cơ thể
Một số trường hợp khẩn cấp cần sức mạnh thể chất đáng kể, nên tiếp viên hàng không sẽ cần hành khách giúp đỡ để mở lối thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Những người cao to, lực lưỡng đượ phi hành đoàn chú ý từ lúc họ bước vào máy bay để nhờ giúp đỡ trong những trường hợp bất trắc này. Vì vậy, cha mẹ đi cùng con nhỏ hoặc phụ nữ có vóc d🍒áng mỏng manh không được ngồi gần cửa thoát hiểm.
Dấu hiệu bệnh tật hoặc say xỉn
Tiếp viên hàng không quan sát biểu hiện của mọi hành khách. Nếu một hành khách có dấu hiệu không khỏe, họ ngay lập tức lưu tâm và chú ý đến người đó trong suốt chuyến bay. Tiếp viên cũng tìm trong đám đông hành khách những người có dấu hiệu say xỉn, cố🧜 gắng để mắt đến họ để tránh những tình huống xấu, nguy hiểm, làm cản trở chuyến bay.
Chứng sợ máy bay (Aerophobia)
Tiếp viên hàng không chú ý đến những hành khách không giấu nổi sự sợ hãi khi bước vào máy bay. Theo quy luật, đó thườ🐷ng là những hành khách mắc chứng sợ máy bay. Đối với những người như vậy, tiếp viên có thuốc an thần trong tủ thuốc và trợ giúp về tâm lý nếu cần. Phi hành đoàn sẽ cố gắng quan sát người đó trong suốt chuyến bay để không ảnh hưởng đến hành khách khác.
Trung Nghĩa (Theo Rambler)