Sinh hoạt dưới ⭕cờ là hoạt động giáo dục bắt buộc nhằm hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất, năng lực như: yêu nước, trung thực, trách nhiệm, các giá trị cốt lõi, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động... Nội dung hoạt động của tiết sinh hoạt dưới cờ gắn liền với nội dung hoạt động của chủ điểm giáo dục và thường có tác dụng gợi ý, định hướng cho các hoạt động của tuần, của tháng hoặc của một giai đoạn nào đó trong năm học.
Theo Công văn 2345/BGDĐT-GDTH về việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp Tiểu học, tiết sinhℱ hoạt dưới cờ do giáo viên Tổng phụ trách Đội chịu trách nhiệm chính và hiệp thương nội dung với giáo viên chủ nhiệm lớp, trình Ban giám hiệu phê duyệt. Tiết sinh hoạt dưới cờ gồm hai phần: phần đầu là nghi lễ và hành chính nhà trường; phần sau là các lớp luân phiên đảm nhận việc tham gia, tổ chức hoặc trình diễn các hoạt đ𝓡ộng theo chủ đề giáo dục.
Thế nhưng cách thức thực hiện thực tế lại như "trăm hoa đua nở", cụ thể như sau:
Tiết sinh hoạt luô𒁏n diễn ra đầu tuần. Thời lượng dành cho phần đầu có thể kéo dài trong khoảng 10, 15 hay 20 phút, có nơi lên đến 25, 30 phút. Thời gian nhanh chậm này là do nội dung phần nghi lễ nhiều hay ít. Nếu phần tổng kết tuần trước cũng như phần triển khai kế hoạch tuần sau có nhiều nội dung, nhiều vấn đề cần đúc kết thì thời gian sẽ diễn ra lâu hơn.
Thời gian còn lại dành cho phần hai: hoạt động giáo dục theo chủ đề. Trong phần hai này, nhiều trường tổ chức thực hiện theo các kiểu khác nhau. Một số trường cho học sinh nhanh chóng trở về lớp để giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên chuyên trách giảng dạy phần hoạt động giáo dục theo chủ đề. Nội dung giảng dạy do người phụ trách thiết kế và kế hoạch được ꦬBan giám hiệu phê duyệt.
Một số trường tiến hành phần hai tại sân trường với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: biểu diễn các tiết văn nghệ gắn kết với chủ đề: hát, múa, sân khấu hóa...; tổ chức các hội thi: hóa trang, thi kể chuyện, diễn tiểu phẩm...; Ban giám hiệu nói chuyện chuyên đề liên quan chủ điểm của tuần, tháng; nhà trường mời các chuyên gia, diễn giả,... để các em🉐 học sinh được gặp gỡ, giao lưu trực tiếp 🍬và được nghe những câu chuyện giáo dục xoay quanh chủ điểm tại sân cờ.
>> Tôi nhàn têꦕnh vì con học như chơi suốt 12 năm ở Mỹ
Qua trao đổi với nhiều lãnh đạo nhà trường, ở nhiều tỉnh, thành phố, tôi được biết tiết sinh hoạt dưới cờ hiện nay diễn ra theo nhiều kiểu như vậy là do giáo viên phụ trách giảng dạy môn hoạt động trải nghiệm được hưởng ba tiết💮🌸 một tuần.
Trường có giáo viên chuyên dạy hoạt động trải nghiệm thì giáo viên dạy được hưởng hai tiết mỗi tuần, gồm tiết sinh hoạt dưới cờ và tiết sinh hoạt theo chủ đề. Nếu trường không có giáo viên chuyên trách thì giáo viên chủ nhiệm được hưởng ba tiết, bao gồm tiết sinh ho🎉ạt dưới cờ, tiết sinh hoạt theo chủ đề và tiết sinh hoạt lớp. Cũng có một số trường cho giáo viên chuyên trách dạy hoạt động trải nghiệm hưởng một tiết mỗi tuần, tiết sinh hoạt theo chủ đề và hai tiết còn lại giáo viên chủ nhiệm được hưởng. Người nào phụ trách là người đó được hưởng quyền lợi, đấy là lẽ đương nhiên.
Theo quan điểm của tôi, sinh hoạt dưới cờ là tiết sinh hoạt tập thể, tất cả cần phải chung tay góp sức theo kế hoạch Liên đội đề ra. Tiết học này không được tính cho giáo viên. Để tiết sinh hoạt dưới cờ đạt chất lượng, nâng cao vị thế thương hiệu nhà trường, Ban giám hiệu cần có sự tính toán chi khoản phí hỗ trợ cho các hoạt động như: làm đồ dùng phục vụ cho chào cờ, chi p🐓hí hóa trang các tiết mục, chi phí dàn dựng sân khấu phục vụ văn nghệ...
Theo tinh thần Công văn 2345/BGDĐT-GDTH, bên cạnh việc thực hiện các chủ điểm với quy mô lớไn, nội dung của sinh hoạt dưới cờ còn thực hiện giáo dục địa phương, giáo dục Đoàn, Đội. Như vậy, để tạo cơ hội cho tất cả học sinh rèn luyện, nhà trường cần để các lớp luân phiên đảm nhận việc tham gia, tổ chức thực hiện tiết sinh hoạt dưới cờ với sự hướng dẫn của lãnh đạo nhà trường, khối trưởng chủ nhiệm và giáo viên chủ nhiệm lớp. Tiết sinh hoạt dưới cờ cũng cần được diễn ra theo một thể thống nhất trọn vẹn: đầy đủ 35-40 phút một tiết, hai phần nội dung cần phải được thực hiện tại sân trường.
Nói đến đây, nhiều ý kiến cho rằng: học sinh các khối lớp có trình độ, nhận thức khác nhau, nội dung bài học, nội dung tổ chức hoạt động t𝓡rải nghiệm khác nhau làm sao có thể sinh hoạt chung dưới cờ? Thực hiện như vậy có phải làm khó giáo viên chăng? Rồi làm sao có thể chuyển tải nội dung hoạt động trải nghiệm đến tất các em trong khi thời lượng tiết sinh hoạt không còn nhiều? Rất nhiều băn khoăn, trăn trở!
Trước sự lo lắng đó, nhiều nhà giáo tâm huyết cho rằng nội dung chín chủ đề của năm khối lớp luôn có sự kế thừa và tiếp nối theo mức độ nhận thức từ thấp đến cao. Tôi đơn cử chủ đề trong bộ sách Chân trời sáng tạo. Lớp 1 – một ngày của em, yêu cầu: hoạt cảnh một ngày của em. Lớp 2 – vì một cuộc sống an toàn: tham gia chương trình "Vì một cuộc sống an toàn". Lớp 3 – an toàn trong cuộc sống: tham gia chương trình "ꦺAn toàn trong cuộc sống". Lớp 4 – an toàn trong cuộc sống của em: chương trình "An toàn trong cuộc sống". Lớp 5 – an toàn cho em, an toàn cho mọi người: tham gia "An toàn cho em - an toàn cho mọi người".
Theo thể thống nhất như vậy, việc triển khai thực hiện sinh hoạt chung cho toàn trường hoàn toàn phù hợp, đảm bảo được những yêu cầu cần đạt trong mỗi chủ đề, không ảnh hưởng đến trình độ nhận thức các khối lớp hay tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh. Nhiều Ban giám h♌iệu𓃲 cũng cho rằng việc tổ chức một tiết sinh hoạt dưới cờ đầy đủ các phần và nội dung phong phú như các văn bản hướng dẫn nhà trường luôn thực hiện rất thuận lợi và dễ dàng.
Cho dù lựa chọn phương thức tổ chức nào đi chăng nữa thì chi tiết không thể thiếu, không thể bỏ qua sau khi sinh hoạt theo chủ đề là phần giao lưu khán giả. Đây là điểm nhấn quan trọng của phần hai: sinh hoạt theo chủ đề. Câu hỏi giao lưu khán giả do lớp phụ trách thực hiện. Các câu hỏi phải thiết kế theo mức độ nhận thức tăng dần từ thấp đến cao tương ứng với trình độ nhận thức học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Số lượng câu hỏi tuỳ thuộc vào thời gian còn lại của tiết chào cờ, thường chuẩn bị 10 câu hỏi (mỗi khối lớp hai câu hỏ🍌i) dành cho các em. Trả lời đúng mỗi câu hỏi cần có phần quà nhỏ kèm theo để kích thích sự hăng hái, tích cực của học sinh.
Buổi lễ chào cờ là buổi học quy mô lớn (toàn trường), có thể nói là vô cùng ý nghĩa.൲ Học sinh không chỉ học tập được nhiều kiến thức hay, bổ ích mà các em còn được trau dồi, rèn luyện và phát triển nhiều kỹ năng, phẩm chất thông qua các hoạt động tổng kết, vạch định kế hoạch cho tuần sau, hoạt động phát động phong trào, thi đua, khen thưởng..ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ.
Đặc biệt hoạt động sinh hoạt trải nghiệm theo chủ đề ngoài việc nâng cao các kỹ năng mềm cho học sinh như: giao tiếp🍎, thuyết trình tranh luận, ứng♑ xử... Thầy cô có cơ hội "trổ tài" thiết kế, sáng tác, đạo diễn... có thể chia sẻ kinh nghiệm, học tập lẫn nhau. Từ đó, nhà trường cũng được nâng cao thương hiệu, khẳng định vị thế trước phụ huynh học sinh, trước các vị khách mà nhà trường mời tham dự lễ chào cờ.
Tác giả Nhà giáo ưu tú, Thạc sĩ Tô Ngọc Sơn hiện là giảng viên trường Đại ℱ♈học Đồng Tháp.
- Tôi chạnh lòng vì làm giáo viên 21 năm lương không bằng công nhân trẻ
- 'Miễn học phí cho con giáo viên vì đâu phải ai cũng có thể dạy thêm'
- Con tôi ở Pháp không biết học thêm là gì
- Cuống cuồng tìm lớp cho con học thêm bảy ngày một tuần
- Dạy thêm làm gì khi có quá nhiều học sinh giỏi?
- Lương giáo viên dưới 10 triệu đồng