Trả lời:
🌃Tiêu chảy là triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp, xảy ra do nhiễm virus, vi trùng, ký sinh trùng, ngộ độc thực phẩm. Bệnh cũng có thể liên quan đến các bệnh khác như hội chứng ruột kích thích, viêm ruột mạn.
🐽Triệu chứng bệnh gồm đi ngoài phân lỏng, phân sống, đau bụng, nôn ói, khả năng mất nước cao. Ngoài uống nhiều nước, dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần ăn uống đúng cách để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, tránh suy nhược cơ thể do mất nước và điện giải.
🌄Thông thường, quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của người bệnh tiêu chảy giảm hơn bình thường. Do đó, người bệnh cần ưu tiên thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa và hấp thu, không gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa như cháo trắng, cháo trắng nêm ít muối. Tuy nhiên, mẹ bạn không nhất thiết phải ăn mỗi cháo trắng. Nếu ăn liên tục nhiều ngày khiến cơ thể mệt mỏi do không đủ chất dinh dưỡng.
𝓀Bạn nên cho mẹ thay đổi các món có nước lèo hay thêm thực phẩm giàu chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất như thịt băm nhỏ, rau củ được nấu chín mềm vào cháo để tăng cường dưỡng chất.
Người bệnh có thể thay đổi các món dễ tiêu hóa🅷 mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp cơ thể mau phục hồi như súp cà rốt, cháo thịt gà bí đỏ, cháo cà rốt khoai tây... Hạn chế thức ăn chiên xào, chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đóng hộp, cà phê, nước ngọt có ga.
Lưu ý nấu cháo nhạt, chín kỹ, không nêm nhiều gia vị để tránh kích ứng cho đường ruột🔜, hạn chế cho dầu ăn vào cháo vì dễ gây đầy bụng, tránh nấu cháo với rau củ giàu chất xơ (súp lơ, bắp cải, rau chân vịt...) khiến cho hệ tiêu hóa làm việc nhiều hơn. Nên ăn cháo loãng trong những ngày đầu tiêu chảy và khi tình trạng đỡ hơn, người bệnh có thể tăng dần độ đặc và chuyển sang ăn cơm.
ܫNgười bệnh nên chia nhỏ bữa ăn thành 4-6 bữa mỗi ngày, không nên ăn một lúc quá no vì dễ đầy bụng, khó tiêu. Trường hợp tiêu chảy kéo dài nhiều ngày và không bớt cần đến cơ sở y tế để khám, tìm nguyên nhân chính xác để có hướng điều trị hiệu quả.
🐟Bệnh cũng làm mất các muối khoáng và vitamin trong cơ thể. Bên cạnh bổ sung nước, bạn nên cho mẹ uống thêm nước dừa tươi hay nước đóng chai có điện giải để bổ sung thêm khoáng chất thiếu hụt.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Minh Thùy
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp |