Trả lời:
🃏Tiểu đường type 1 xảy ra chủ yếu ở trẻ em, thiếu niên nhưng vẫn có thể gặp ở người lớn do khởi phát muộn. Nhiều người nhầm lẫn khi so sánh tiểu đường type 1 nặng hoặc nhẹ hơn tiểu đường type 2. Thực tế, mức độ nặng, nhẹ của hai loại bệnh này không liên quan đến nhau.
🧸Hai loại tiểu đường đều do tuyến tụy sản xuất ít hoặc không sản xuất insulin để chuyển đường thành năng lượng. Song, nguyên nhân mắc bệnh lại khác nhau. Nếu tiểu đường type 1 do bệnh tự miễn, yếu tố di truyền, môi trường (virus, nhiễm độc) tác động thì tiểu đường type 2 chủ yếu do lối sống ít tập thể dục, ăn ít rau nhưng lại tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, tinh bột, đường... Người mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc 2 đều cần kiểm soát tốt đường huyết để tránh gặp biến chứng nguy hiểm.
💎Tiểu đường type 1 là bệnh mạn tính kéo dài suốt đời với mức đường huyết luôn ở mức cao so với chuẩn bình thường. Cơ chế bệnh sinh của tiểu đường type 1 là dạng rối loạn tự miễn dịch (do hệ thống miễn dịch trong cơ thể tấn công nhầm, phá hủy chính các tế bào beta khỏe mạnh trong tuyến tụy tạo ra insulin). Nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường type 1 vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, theo nhiều giả thuyết, loại tiểu đường này xảy ra với nhiều nguyên nhân như gene, nhiễm virus và thiếu vitamin D.
Geneꦦ: Các nhà khoa học ghi nhận gene HLA-DR3, DQB1*0201 và HLA-DR4, DQB1*0302 xuất hiện ở hơn 90% người tiểu đường type 1. Ngoài ra, còn một số gene nhạy cảm khác có liên quan đến việc điều hòa, sản xuất và vận chuyển insulin.
Nhiễm virus: Nhóm enterovirus gây bệnh viêm màng não, tay chân miệng, viêm ruột. Khi thai phụ có nồng độ kháng thể kháng enterovirus cao thì con có nguy cơ bị tiểu đường type 1 cao hơn bình thường. Một số virus như epstein-barr, coxsackievirus, paramyxovirus ๊(gây bệnh quai bị) hoặc cytomegalovirus... dẫn đến sự phá hủy hệ miễn dịch của cơ thể.
🌳 và type 2 nếu được khám sớm, phát hiện kịp thời, điều trị đúng chuyên khoa Nội tiết - Đái tháo đường có thể kiểm soát bệnh, sống khỏe. Để phòng bệnh hoặc ngăn bệnh tiến triển thêm, bạn nên lưu ý kiểm soát cân nặng, không để tăng cân quá đà (dễ rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đường huyết) hoặc quá thấp vì dẫn đến sức đề kháng giảm sút. Người bệnh tránh để nhiễm độc, nhiễm virus... để hạn chế nguy cơ phá hủy tế bào beta tuyến tụy.
🦹Mọi người không nên uống rượu bia, tránh hút thuốc lá và ăn thực phẩm quá ngọt, giàu chất béo. Ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt (đậu phộng, óc chó, hạt dẻ...) tốt cho sức khỏe. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng.
Khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra lượng đường thường xuyên giúp sàng lọc hoặc kiểm soát bệnh🦋. Điều này rất quan trọng với người bệnh tiền tiểu đường có cơ hội để ngăn bệnh tiến triển nhanh thành tiểu đường. Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra, chăm sóc đôi chân mỗi ngày để tránh tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu ở chân, điều trị các bệnh nhiễm trùng chân.
BS.CKI Trần Đông Hải
Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM