Nói về chương trình giáo dục cải cách bậc tiểu học đang gây tranh cãi, nhiều độc giả VnExpress nêu quan điểm cho rằng không nên quá tập trung dạy kiến thức cho học sinh ở bậc học này:
Ở các nước có nền giáo dục hàng đầu, học sinh tiểu học được phát triển tự nhiên, nhẹ nhàng, với những bài học, trò chơi vận động, giúp trẻ có nền tảng hòa nhập tốt. Họ không xếp loại𓆉 học lực, hạnh kiểm mà chú trọng dạy cho trẻ cách tư duy, phát triển năng khiếu. Ngược lại, nước ta lại nhồi nhét một đống kiến thức ở độ tuổi mà trẻ cần được vui chơi, hoạt động. Trẻ chưa vào lớp 1 đã phải đi học thêm. Vào lớp 1, vẫn phải học thêm để theo kịp kiến thức, kéo theo áp lực xếp loại, bằng khen.
Thực tế, kiến thức ở bậc tiểu học không ảnh hưởng gì đến việc thành công của một đứa trẻ, ngay cả ở bậc đại học vẫn chưa quyết định gì nhiều. Những kỹ năng trong cuộc sống mới là thứ quyết định thành công của một người. Hãy dạy kỹ năng sống cho trẻ, đừng bắt trẻ thàn𓄧h cái máy học. Phụ huynh cũng đừng chạy theo thành tích, hãy để trẻ được học cách phát triển tự nhiên".
Giáo dục bậc tiểu học nên ưu tiên phát triển về mặt thể chất qua môn thể dục thể thao; cảm xúc qua các môn âm nhạc, mỹ thuật, kỹ thuật gấp hình, nghe kể truyện...; và cuối cùng là đạo đức qua truyện ngụ ngôn, giữ gìn môi trường, tác phong nói chuyện với người lớn... Còn những môn học còn lại chỉ nên xem là 𒊎phụ trước khi bước vào các bậc cao hơn. Cải cách giáo dục hiện nay quá chú trọng hình thức mà không nghĩ đến cảm xúc của trẻ nhỏ. 🧜Đưa những cái gọi là "kiến thức tiên tiến" vào chương trình học để hy vọng biến tất cả những đứa trẻ sau này thành "nhân tài đất nước" mà quên đi rằng, một đứa trẻ chỉ cần được "giáo dục hạnh phúc".
Hãy nhìn vào các nướ📖c châu Âu. Chương trình từ lớp 1 đến lớp 3 của họ, học sinh học rất ít, thay vào đó họ dạy kỹ năng sống và gợi sự sáng tạo để trẻ vui chơi khám phá là chính, chuyện học chỉ là phụ. Còn các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc... chương trình học quá nặng. Trẻ chẳng có thời gian mà vui chơi, phát triển thể chất. Khi trưởng thành, các anh lại giống mấy con "mọt sách".
>> Tại sao phải học🦹 khi 'nhiều người giỏi vẫn thất nghiệ💦p'?
Trước giờ trẻ con quen với việc vui chơi và bây giờ mới vào bước vào chương trình giáo dục phổ thô🅘ng, không thể bắt các con cắm mặt vào học ngay được. Thói quen phải mất thời gian mới có thể thay đổi. Giống như chúng ta đi làm, khởi đầu bao giờ cũng làm những việc đơn giản để làm quen trước rồi dần dần mới nân🎀g cao. Điều đó đòi hỏi tốn thời gian, công sức hơn. Đấy là chưa nói đến suy nghĩ của trẻ con còn non nớt và chúng chưa hiểu rõ được thế nào là quyết tâm, thế nào là kiên trì?
Ví dụ, từ nhà bạn đến cơ quan có hai con đường, một con đường đầy chông gai nguy hiểm nhưng ngắn, còn một con đường dài hơn nhưng êm đềm và dễ đi. Bạn có 30 phút để đi đến cơ quan, vậꦍy bạn chọn con đường nào? Giáo dục cũng vậy, chúng ta cũng phải nhìn xem nên đi như thế nào để vừa đạt hiệu quả nhưng quá♑ trình đi lại an toàn luôn được đảm bảo.
Trẻ em bây giờ rất thông minh. Nhưng thông minh là gì? Là tư duy, logic. Ở lớp 1, gần như các con không áp dụng nhiều tư duy của mình mà học cách ghi nhớ. Vậy nên xảy ra trường hợp chính là cháu gái tôi: đi học về luôn nói "con thích học To💯án hơn Tiến🎃g Việt".
Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có cái nhìn khác về cách học kỹ năng và tư duy như một số nước phát triển để học sinh tiểu học vừa có kỹ năng giao tiếp, vừa có kỹ năng sống trong cộng đồng, chứ không phải học tối ngày, không có thời gian nghỉ vì áp lực quá nhiều như bây giờ. Ở hầu hết các trường trên thế giới, học sinh không phải đi học thêm nhiều như ở Việt Nam. Học trên lớp đã đủ để học sinh hiểu bài, các em được học ⭕tư duy logic chứ không phải một đống kiến thức như ở chúng ta.
>> Bạn có đồng tình với quan điểm trên? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.
Thành Lê tổng hợp