"Các cuộc mổ thường khoảng 2-3 giờ, nhưng hầu hết ống sinh tinh của người bệnh này teo ♔nhỏ, thoái hóa khiến việc tìm kiếm tinh trùng khó khăn hơn", bác sĩ Ngô Đình T🍌riệu Vỹ, Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, BVĐK Tâm Anh TP HCM (IVFTA-HCMC) kể, hôm 16/10.
Bệnh nhân là Phạm Văn K🃏hánh (24 tuổi) và vợ là chị Mông Thị Hinh (32 tuổi), ngụ Bà Rịa - Vũng Tàu, kết hôn hai năm chưa có con, từng được chẩn đoán vô tinh, chỉ định xin tinh trùng để thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Tháng 9/2022, họ đến IVFTA-HCMC, hy vọng có con của chính mình. Bác sĩ Vỹ cho biết anh Khánh có tiền sử mắc bệnh quai bị, biến chứng teo nhỏ cả hai bên tinh hoàn, kích thước còn 1/4 so với bình thường. Xét nghiệm tinh dịch đồ không có tinh trùng. Xét nghiệm🐟 nhiễm sắc thể đồ phát hiện bất ๊thường cấu trúc, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng hoặc phôi.
Theo bác sĩ Vỹ, trung tâm từng tiếp nhận nhiều trường hợp vô sinh nam không có tinh trùng do biến chứng teo tinh hoàn sau mắc quai bị hoặc bất thường về🐟 di truyền. Tuy nhiên, anh Khánh là trường hợp hiếm ⭕hoi có cả hai yếu tố trên. "Hy vọng tìm thấy tinh trùng rất mong manh", bác sĩ cho hay.
Các bác sĩ quyết đị𒐪nh thực hiện kỹ thuật vi phẫu trích tinh trùng trong tinh hoàn micro-💮TESE.
Với hệ thống kính vi phẫu có độ phóng đại gấp 30 lần, bác sĩ Vỹ cùng ThS.BS Lê Đăng Khoa tìm bắt tinh trùng trong tinh hoàn bệnh nhân suốt 4 tiếng đồng hồ vẫn không có. Đến giờ thứ 5, hy vọng lóe lên kh🐼i các bác sĩ tìm được một ống nhỏ như sợi tóc còn tiềm năng sinh tinh. Dưới kính hiển vi đảo ngược với độ phóng đại 200 lần, chuyên viên phòng lab xé ống mô ống dẫn tinh, tỉ mẩn soi tìm.
"Có 5 tinh trùng, chuyên viên phòng lab thông báo khiến chúng tôi thở phào", bác sĩ Vỹ nhớ lại. Số tinh binh được trữ đông với𒊎 kỹ thuật trữ số lượng ít để l💖àm IVF.
Chị Hinh bị suy giảm dự 🍒trữ buồng trứng, được bác sĩ kích thích buồng trứng. Kết quả chọc hút thu được 7 trứng, đem thụ tinh ống nghiệm cùng 5 tinh trùng đã rã đông, thu được ba phôi. Đầu năm 2023, chị Hinh đậu thai sau lần chuyển phôi thứ hai. Ngày 20/9, bé gái 3,2 kg chào đờ𒉰i khỏe mạnh bằng phương pháp sinh mổ.
"Tôi từng nghĩ mình hết hy vọng làm cha. Mỗi cột mốc bác sĩ báo tìm được tinh trùng, vợ đậu thai, siêu âm nghe được tim thai, đến khi ôm con chào đời, thật x🗹úc động", anh Khánh nói.
Theo bác sĩ Vỹ, khoảng 20-25% nam giới mắc quai bị sau tuổi dậy thì bị biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn. Trong đó, khoảng 50% trường hợp teo dần. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh lý nam, giảm ham muốn, rối loạn cương, liệt dương mà còn làm giảm tỷ lệ sinh tinh, dẫn đến vô sinh.
Tuy nhiên, trường hợp này vẫn còn cơ hội làm cha vì quá trình sinh tinh không hoàn toàn ngưng lại. Kỹ thuật micro-TESE là phương pháp điều trị hiệu quả, tỷ lệ tìm thấy tinh trùng cao với khoảngꦉ 50-60% trường hợp vô tinh nói chung và gần 100% với các trường hợp vô tinh do quai bị. Kỹ thuật này còn ít gây tổn thương mô tinh hoàn, hạn chế biến chứng, cho k𒊎ết quả thụ tinh ống nghiệm tương đương tinh trùng lấy trong tinh dịch.
Bác sĩ Vỹ khuyến cáo với trường hợp của anh Khánh, nếu điều trị muộn hơn, ống sinh tinh còn lại sẽ thoái hóa, không còn cơ hội tìm thấy tinh trùng. Do đó, nam giới 🌠mắc nên khám ngay sau khi bị bệnh để kiểm tra biến chứng trên tinh hoàn, khả năng sinh tinh để có biện pháp dự phòng. Phương pháp đơn giản nhất là trữ tinh trùng bảo tồn khả năng sinh sản, có tওhể tránh được các kỹ thuật mổ cao hơn.
Hoài Thương