Tên lửa Ngân Hà-3 được đặt trên bệ phóng tại Trạm Vệ tinh Sohae ở Trung tâm Vũ trụ Tongchang-ri, thuộc huyện Cholsan của tỉnh Bắc Pyongan ở tây bắc Triều Tiên, hôm qua. Ảnh: AP |
Một binh sĩ Triều Tiên đứng gác gần bệ phóng tên lửa Ngân Hà-3. Ảnh: AP |
Khu vực bệ phóng và toàn bộ Trung tâm Vũ trụ Tongchang-ri được bảo vệ nghiêm ngặt. Các phóng viên được phép vào khu vực này cũng được theo sát nhất cử, nhất động. Ảnh: AP |
Bao quanh khu vực bệ phóng tên lửa là lớp hàng rào dây thép gai. Ảnh: AFP |
Cận cảnh tên lửa Ngân Hà-3 trên bệ phóng. Giới chức vũ trụ của Triều Tiên đã chuyển cả 3 tầng của tên lửa này tới đây trong những ngày qua và có thể thấy nó đang ở trạng thái sẵn sàng được phóng. Ảnh: AP |
Các kỹ thuật viên Triều Tiên kiểm tra tên lửa Ngân Hà-3 hôm qua. Tên lửa này sẽ được phóng lên trong khoảng từ 12 tới 16/4 để đưa vệ tinh Quang Minh Tinh-3 (Kwangmyongsong-3) vào quỹ đạo nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Ảnh: AFP |
Việc phóng tên lửa Ngân Hà-3 để đưa vệ tinh Quang Minh Tinh-3 lên quỹ đạo nằm trong một loạt các hoạt động của Triều Tiên nhằm kỷ niểm 100 năm ngày sinh của cố chủ tịch Kim Nhật Thành, người sáng lập nước này đồng thời là cha của cố chủ tịch Kim Jong-il và ông nội của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ảnh: AFP |
Mô hình vệ tinh Quang Minh Tinh-3 được giới thiệu tới các phóng viên quốc tế tại Trạm Vệ tinh Sohae hôm qua. Ảnh: AP |
Các kỹ thuật viên Triều Tiên làm việc trước một màn hình lớn có hình ảnh của vệ tinh Ngân Hà-3 tại trung tâm chỉ huy của Trạm Vệ tinh Sohae. Ảnh: AP |
Một quay phim người Triều Tiên ghi lại hình ảnh tấm bản đồ vẽ khu vực đặt bệ phóng tên lửa Ngân Hà-3. Hoạt động phóng tên lửa đẩy đưa vệ tinh lên quỹ đạo của Triều Tiên khiến nhiều nước lo ngại vì cho rằng đây thực chất là một cuộc thử tên lửa tầm xa. Ảnh: AFP |
Các quan chức Triều Tiên và phóng viên quốc tế rời khu vực bệ phóng tên lửa Ngân Hà-3 sau khi có chuyến tham quan hiếm có nhờ sự cho phép của Bình Nhưỡng. Ảnh: AFP |
Hình vẽ cho thấy sự chuẩn bị của Nhật Bản và Hàn Quốc để sẵn sàng đối phó với tên lửa Triều Tiên nếu nó xâm phạm lãnh thổ hai nước này. Có thể thấy Hàn Quốc đã bố trí các khu trục hạm Aegis trong khi Nhật cũng đưa các chiến hạm loại này tới chuỗi đảo phía nam, đồng thời huy động các hệ thống đánh chặn tên lửa phòng không PAC-3 và binh sĩ cả ở thủ đô Tokyo lẫn các đảo cực nam. Đồ họa: The Asahi Shimbun |
Hà Giang