Hình vẽ mô tả quỹ đạo bay của tên lửa Triều Tiên và các địa điểm rơi của tầng thứ nhất cũng như thứ hai của tên lửa. Đồ họa: IMO |
Thông tin này được báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc dẫn lại từ phân tích của các chuyê🔯n gia về tên lửa.
"Tên lửa của Triều Tiên có thể có một hệ thống đẩy tiên tiến hơn tên lửa từng được phóng hồi năm 2009, vì thế việc phán đoán quỹ đạo của nó không hề đơn giản", một chuyên gia tên lửa 🌄nói. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng thành bại của tên lửa Triều Tiên sẽ rõ ràng sau 10 phút.
Các video diễn biến thực tế và mô phỏng vụꦗ phóng tên lửa năm 2009 |
Theo mức đ💮ộ công nghệ của tên lửa Triều Tiên được phóng hồi năm 2009, việc tách tầng thứ nhất của tên lửa Ngân Hà-3 (Unha-3) lần này được cho là sẽ diễn ra chỉ 110 giây sau khi được phóng lên. Tầng thứ nhấ🌠t sẽ rơi xuống trái đất trong khoảng từ 3 tới 3,5 phút sau khi được phóng.
Trong khi đó, tầng thứ hai và thứ♔ ba tiếp tục bay ở độ cao 100 km phía trên đảo Baeknyeong của Hàn Quốc trên Biển Tây (tên gọi khác của Hoàng Hải). Các tầng này sẽ bay thẳng vào không gian.
Các chuyên gia tin rằng tầng th✨ứ hai của tên lửa Ngân Hà-3 sẽ tách khỏi phần còn lại từ 4 tới 6 phút sau khi được phóng. Điều quan trọng là liệu động cơ đẩy ở tầng thứ ba của tên lửa có thể đạt tới tốc độ lớn hơn 7,9 km/giây hay không. Đây là yếu tố quyết định cơ hội đặt được vệ tinh Quang Minh Tinh-3 (Kwangmyongsong-3) vào quỹ đạo. Bất kỳ tốc độ nào thấp hơn con số trên đều sẽ khiến tầng thứ ba của tên lửa bị đốt cháy khi nó rơi ngược trở lại bầu khí quyển của trái đất.
Triều Tiên được cho là nhiều khả năng sẽ phóng tên lửa Ngân Hà-3 vào ngày 14/4, tức là một ngày trước lễ duyệt binh lớn để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố chủ tịch Kim Nhật Thành. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, việc phóng tên lửa có thể được đẩy sớm lên một hoặc hai ngày. Quá trình đưa nhiên liệu lỏng, bước cuối cùng của việc chuẩn bị phóng tên lửa, được thực hiện dưới lòng đất và không thể biết được chính xác nó đã được hoàn tất hay chưa. Một quan chức Triều Tiên hôm nay thông báo quá trình này "đã gần📖 xong".
Một cựu chuyên gia vệ tinh của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) lại tỏ ra hoài nghi về vệ tinh của Triều Tiên. "Vệ tinh này không đáp ứng những kỳ vọng của tôi", ông James Oberg nói trên kênh truyền hình NBC. "Vấn đề là Triều Tiên không chỉ cho chúng tôi vào phòng🌊 trưng bày vệ tinh, mà còn để chúng tôi đến quá gần".
Theo Oberg, ông lẽ ra đã có thể bước ba bước và chạm ngón tay vào vệ ti𒈔nh Quang Minh Tinh-3 của Triều Tiên. "Nhưng tôi không muốn để lại dấu tay hay bụi bẩn ở lớp vỏ bên goài của vệ tinh, vì điều này có thể khiến nó bị làm nóng quá mức trong không gian", cựu chuyên gia nói. "Việc chạm vào vệ tinh cũng có thể làm thay đổi môi trường tĩnh điện bao quanh nó. Vì vậy, giữ cho vệ tinh không bị nhiễm bẩn là cần thiết".
Oberg cho rằng không chỉ việc chạm vào vệ tinh mà ngay cả hơi thꦛở của con người cũng có thể gây hại. Cựu chuyên gia này còn chia sẻ vệ tinh của Triều Tiên khác so với những thiết kế thông thường và động cơ đẩy của nó quá lớn.
Triều Tiên hôm 16/3 tuyên bố sẽ phóng tên lửa đưa vệ tinh lên quỹ đạo nhằm phục vụ mục đích n♒ghiên cứu. Tuy nhiên, Mỹ và nhiều nước khác cho rằng đây thực chất là một cuộc thử tên lửa tầm xa. Điều này vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đồng thời phá vỡ thỏa thuận phi hạt nhân hóa mà Washington và Bình Nhưỡng đạt được hồi cuối tháng hai. Tuy nhiên, bất chấp sức ép quốc tế, Triều Tiên tuyên bố sẽ thực hiện đến cùng việc phóng tên lửa.
Nhật Nam