Trong gần một tháng qua, việc Triều Tiên sắp phóng tên lửa trở thành chủ đề nóng nhất trên thế giới. Nó đã được đưa ra trao đổi bên lề Hội nghị 🧸Thượng đỉnh Hạt nhân lần thứ hai tại Seoul Hàn Quốc vào các ngày 26 và 27/3. Căng thẳng lên cao khi nhiều nước gây sức ép đòi Bình Nhưỡng ngừng😼 kế hoạch này, nhưng Triều Tiên vẫn cương quyết thực hiện đến cùng.
Phóng vệ tinh mừng sinh nhật cố chủ tịch
Người phát ngôn của Ủy ban Khoa học Công nghệ Không gian Vũ trụ Triều Tiên hôm 16/3 tuyên bố nước này sẽ phóng tên lửa Ngân Hà-3 (Unha-3) mang theo vệ tinh Quang Minh Tinh-3 (Kwangmyongsong-3) lên quỹ đạo trong khoảng từ 12 tới 16/4. Hoạt động này nằm trong một loạt các sự kiện quan trọng nhằm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố chủ tịch Kim Nhật Thành, người sáng lập Triều Tiên. Ông Kim Nhật Thành là cha của cố chủ tịch ﷺK🐼im Jong-il và ông nội của nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un.
Tên lửa Ngân Hà-3 được đặt trên bệ phóng, sẵn sàng cho việc đưa vệ tinh Quang Minh Tinh-3 lên quỹ đạo. Ảnh: AFP |
Bình Nhưỡng cho hay tên lửa sẽ được phóng về phía nam từ Trạm Vệ tinh Sohae ở Trung tâm Vũ trụ Tongchang-ri, thuộc huyện Cholsan, tỉnh Bắc Pyongan, tây bắc Triều Tiên. Triều Tiên cho biết đã thông báo với các tổ chức hàng hải và hàng không quốc tế về đường bay của tên lửa trong vụ phóng vệ tinh. Tron💮g một bức thư gửi tới Tổ chức Hàng hải Quốc tế có trụ sở tại London, Bình Nhưỡng khẳng định vụ phóng vệ tinh sẽ được thực hiện từ khoảng 7 giờ sáng tới buổi trưa theo🐎 giờ của Triều Tiên.
Nước này cung cấp hệ tọa độ cho thấy tầng thứ nhất của tên lửa sẽ rơi xuống khu vực cách bờ biển phía tây của Hàn Quốc khoảng 140 km, tức là trong vùng biển quốc tế giữa Trung Quốc và Hàn Quốc. Tầng thứ hai của tên lửa sẽ rơi xuống vùng biển cách miền bắc Philippines🍸 khoảng 190 km về phía đông.
Vệ tinh Quang M🐷inh Tinh-3 nặng 100 kg và sẽ bay theo một quỹ đạo đồng bộ với quỹ đạo mặt trời tại độ cao 500 km. Một quan chức cấp cao giấu tên của Ủy ban Khoa học Công nghệ Không gian Vũ trụ Triều Tiên cho biết tuổi thọ tối đa của vệ tinh này là hai năm.
Bình Nhưỡng khẳng định lần phóng vệ tinh này nhằm mục đích hòa bình và không ảnh hưởng gì tới các nước꧅ láng 🌱giềng.
Phản ứng của các nước
Ngay sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố kế🌊 hoạch phóng tên lửa, nhiều nướ꧅c đã có những phản ứng mạnh mẽ.
Mỹ cho hay việc Triều Tiên phóng tên lửa sẽ phá vỡ thỏa thuận phi hạt nhân hóa mà hai nước đạt được hồi cuối tháng hai. Washington khẳng định sẽ không viện trợ lương thực cho Bình Nhưỡng nữa nếu Triều Tiên q💛uyết thực hiện vụ phóng tên lửa. Mỹ mới đây còn yêu cầu Trung Quốc, đồng minh gần gũi nhất của Triều Ti🌠ên, gây ảnh hưởng để Bình Nhưỡng bỏ kế hoạch gây nhiều tranh cãi.
Hình vẽ cho thấy sự chuẩn bị của Nhật Bản và Hàn Quốc để sẵn sàng đối phó với tên lửa Triều Tiên nếu nó xâm phạm lãnh thổ hai nước này. Đồ họa: The Asahi Shimbun |
Trong khi đó, Hàn Quốc tuyên bố đặt thủ đô Seoul trong tình trạng báo động. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc,Yoon Won-shik hôm 19/3 cho biết Seoul và Washington sẽ tăng cường giám sát các khu vực quanh bệ phóng tên lửa của Triều Tiên. Các tàu chiến của Mỹ và Hàn Quốc được trang bị công nghệ Aegis (Airbonne Early-waring Ground Intergration Segment - Bộ phận hợp nhất thông tin cảnh báo sớm đường không trên mặt đất), có thể theo dõi bất cứ một cuộc phóng tên lửa nào. Hàn Quốc tính đến cả phương án nhờ Mỹ hỗ trợ bắn hạ tên lửa Triều Tiên nếu nó lạc vào lãnh thổ nước này.
Nhật Bản cũng phản ứng mạnh mẽ trước tuyên bố phóng tên lửa của Triều Tiên. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Naoki Tanaka tuyên bố sẵn sàng bắn hạ tên lửa của Triều Tiên nếu nó đe dọa lãnh thổ nước này. Nhật còn cho triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot Advanced Capability-3 tại chuỗi các đảo ở miền nam, cũng như ngay tại trung tâm thủ đô Tokyo.
Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, tuyên bố đã có những trao đổi thẳng thắn với Triều Tiên ngay sau khi kế hoạch phóng tên lửa được công bố. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân đã gặp đại sứ Triều Tiên tại Trung Quốc để bày tỏ sự lo ngại của Bắc Kinh, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng kiềm chế. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm 23/3 cho hay: "Các bên nên bình tĩnh và kiềm chế đ💦ể tránh không có những hành động có thể làm phức tạp vấn đề này".
Trả lời câu hỏi của phóng viên trong cuộc họp báo thường kỳ ngày hôm 22/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho biết Việt Nam luôn mong muốn một bán đảo Triều Tiên hòa bình, ổn định và thịnh vượng. "Trên tinh thần đó, chúng tôi nhấn mạnh tính cần thiết của việc tuân thủ nghiêm túc Nghị quyết 1874 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, và mong muốn các bên liên quan có đóng🔜 góp thiết thực cho hòa bình, ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới", ông Nghị nêu rõ.
Khi cuộc phóng tên lửa của Triều Tiên vẫn còn chưa được tiến hành, các nước trong khu vực tiếp tục lo ngại trước khả năng Bình Nhưỡng có thể thử hạt nhân lần thứ ba. Báo chí Hàn Quốc căn cứ vào các ảnh vệ tinh ở 🐻khu vực gần bãi thử hạt nhân của Hàn Quốc để đưa ra dự đoán này. Triều Tܫiên từng thử hạt nhân vào các năm 2006 và 2009.
Quyết phóng tên lửa tới cùng
Bất chấp những sức ép quốc tế, Triều Tiên vẫn tiến hành cá⛦c công việc chuẩn bị cho kế hoạch phóng tên lửa.
Báo Dong-A Ilbo của Hàn Quốc trích một nguồn tin Triều Tiên cho hay đại tướng Kim Jong-un hồi tháng 2 từ chối đề xuất của Bộ Ngoại giao nước này về việc lùi kế hoạc𓂃h phóng tên lửa tới tháng năm. Quyết định này xuất phát từ nhữ෴ng sự phản đối từ các quan chức quân sự.
Việc phóng tên lửa và vệ tinh vào tháng 4 là cùng thời điểm với các hoạt động chính trị trọng 🎶đại của Triều Tiên. Sự kiện quan trọng nhất chính là lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của cố chủ tịch Kim Nhật Thành. Ngày 25/4 cũng là kỷ niệm 80 năm ngày thành lập quân ﷽đội của Triều Tiên.
Đại tướng Kim Jong-un. Ảnh: AP |
Hãng tin chính thức KCNA của Triều Tiên hôm 23/3 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho hay sự chuẩn bị cho việc phóng tên lửa đã đi vào giai đoạn hành động chính thức. Chỉ hai ngày sau, những hình ảnh thu được từ vệ tinh giám sát cho thấy phần thân chính của tên lửa được đưa tới bệ phóng. Ngày 29/3, Bình Nhưỡng được cho là khởi động việc bơm nhiên liệu lỏng vào bên trong tên lửa Ngân Hà-3.
Những bức ảnh vệ tinh của các công ty Mỹ sau đó cho thấy một cách khá chi tiết sự chuẩn bị của Triều Tiên cho việc phóng tên lửa. Một bệ phóng di động đỗ ở vị trí gần tháp. Một chiếc cần cẩu ở phía trên của tháp nghiêng một góc 45 độ so với bệ phóng, cho thấy các thiết bị đang được gắn vào tháp treo. Có người làm việc trên tháp, trong khi một nhóm công nhân đang phát quang các bụi cây, có lẽ là để tránh cháy lan ra khi tên lửa được phóng lên. Tại hai tòa nhà chứa chất nổ đẩy lớn nhất ở bên phải bệ phóng, chứa nhiều bể nhiên liệu để cung cấp cho tầng thứ nhất của tên lửa Ngân Hà-3 (Unha-3), có thể dễ dàng nhận ra các xꦉe tải đang chở nhiên liệu.
Tên lửa và vệ tinh sắp phóng của Triều Tiên: Ảnh/ Video |
Hôm 8/4, Triều Tiên cho phép các phóng viên quốc tế tới thăm và tác nghiệp tại khu vực bệ phóng tên lửa. Những hình ảnh mới nhất được các phóng viên ghi lại cho thấy cả 3 tầng của tên lửa Ngân Hà-3 đã được đặt sẵn sàng trên bệ phóng. Triều Tiên cũng giới thiệu hình ảnh của vệ tinh Quang Minh Tinh-3 và trung tâm chỉ huy việc phóng tên lửa. Bình Nhưỡng cho rằng việc này là để chứng minꦦh tính chất hòa bình của một vụ phóng vệ tinh kỹ thuật và khoa học, được tiến hành một cách minh bạch.
Bình Nhưỡng luôn khẳng định có quyền phóng vệ tinh phục vụ các mục đích hòa bình. Triều Tiên cho hay vệ tinh Quang Minh Tinh-3 (Kwangmyongsong-3) sẽ giúp ước tính sản lượng cây trồng và thu thập các dữ liệu thời tiết, sau khi được tên lửa đưa lên quỹ đạo. Vệ tinh do Triều Tiên chế tạo cũng sẽ đánh giá độ che phủ rừng và các tài nguyên thiên nhiên ở nước này, hãng tin KCNA mới đây cho hay trong nỗ lực nhấn mạnh tính chất hòa bình thuần túy🥀 của vụ phóng vệ tinh.
Phan Lê