Bản đồ mô tả khu vực Triều Tiên tiến hành các cuộc thử hạt nhân lần một (2006) và lần hai (2009). Đồ họa: USGS, AFP |
Được coi là một màn trình diễn của công nghệ Triều Tiên nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố chủ tịch khai quốc Kim Nhật Thành, tên lửa Ngân Hà-3 (Unha-3) chỉ bay trên không trung trong vòng một phút. Tên lửa này sau đó vỡ tan thành nhiều mảnh và rơi xuống𓆉 biển Hoàng Hải.
Theo nhà phân tích Marcus Noland của Học viện Kinh tế 𝕴Quốc tế ở Washington, thất bại chóng vánh của tên lửa Ngân Hà-3 và cả vệ tinh Quang Minh Tinh-3 (Kwangmyongsong-3) có thể buộc nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un phải tiến hành một vụ thử vũ khí hạt nhân. Mục đích của việc này là để𓆉 khôi phục danh dự cho Triều Tiên.
"Hả hê thì dễ thôi, nhưng có một nghịch lý là chính vụ phóng tên lửa thất b🍃ại của Triều Tiên thực chất lại làm nảy sinh vấn đề khác", Noland nhận định. "Trước vụ phóng tên lửa, có khả năng Triều Tiên sẽ tiến hành thử hạt nhân lần thứ ba, gi🌄ờ thì đó là một điều khá rõ ràng".
Các nhà phân tích cho hay ✃hình ảnh vệ tinh chỉ ra những việc giống như sự chuẩn bị của Bình Nhưỡng cho một v🌃ụ thử hạt nhân. Triều Tiên vốn cũng không xa lạ với việc tiến hành thử bom hạt nhân sau khi thử tên lửa. Các yếu tố này khiến vụ thử hạt nhân lần thứ ba hoàn toàn có thể xảy ra.
"Giờ đây,ꦿ sau vụ phóng tên lửa thất🅘 bại, dường như một vụ thử hạt nhân sẽ được xúc tiến trong thời điểm sớm nhất", Noland cho hay.
Rory Medcalf, giám đốc chương trình an ninh quốc tế t🍒ại Viện Lowy, Australia, cho rằng các kế hoạch của Triều Tiên trong việc thử một thiết bị hạt nhân có chứa uranium có thể sẽ đượ﷽c đẩy mạnh.
"Tôi không nói chắc chắn rằng chúng ta sẽ được chứng kiến một vụ thử hạt nhân hay một hành động khiêu khích nào khác, nhưng tôi cho rằng khả năng của những điều này giờ đây cao hơn so với ngày hôm qua", Medcalf nói với AFP.
Tên lửa Triều Tiên 'vỡ làm 20 mảnh'
Triều Tiên khẳng định vụ phóng tên lửa Ngân Hà-3 là một nỗ lực hòa bình nhằm đưa vệ tinh Quang Minh Tinh-3 vào quỹ đạo. Tuy nhiên, Mỹ cùng với Hàn Quốc và Nhật Bản cho rằng đây thực chất là một vụ thử tên lửa đạn đạo. Các💛 nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cꩵấm Triều Tiên thử tên lửa tầm xa, loại khí tài có thể được dùng để phóng vệ tinh cũng như một đầu đạn hạt nhân.
Bình Nhưỡng được cho là có từ 6 tới 8 quả bom nguyên tử mang plutonium. Các🍎 nhà phâဣn tích cho rằng nước này cũng đang làm việc với một thiết bị có chứa uranium. Vụ thử hạt nhân gần nhất của Triều Tiên được thực hiện hồi năm 2009.
Jingdong Yuan, quyền giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu 💖An ninh Quốc tế thuộc đại học Sydney, cho rằng nếu các tướng lĩnh quân đội Triều Tiên muốn thực hiện một cuộc thử hạt nhân, thì "họ sẽ làm theo cách của mình". Tuy nhiên, ông Yuan cho rằng việc này sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng, nhằm tránh♈ nguy cơ một thất bại tiếp theo có thể làm hỏng đợt kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố chủ tịch Kim Nhật Thành.
Giám đốc điều hành Tate Nurkin của công ty thông tin toàn cầu IHS Jane's cho rằng "mối qu🔥an ngại lớn nhất về Triều Tiên là điểm yếu chứ không phải điểm mạnh của họ". "Chúng tôi không cho rằng Triều Tiên đang tìm kiếm mâu thuẫn. Họ đang thu hút sự chú ý và cả sự nhượng bộ theo sau sự chú ý, nhằm tạo dựng chỗ dựa cho chính họ", Nurkin nói trong một thông báo.
Triều Tiên phát triển các tên lửa trong nhiều thập kỷ qua, với cả mục đích tự vệ và xuất khẩu. Các cuộc thử tên lửa trước đây của Bình Nhưỡng có những kết quả khác nha🤪u. Vụ phóng tên lửa tầm xa hồi năm 2009, được thực hiện ngay trước một cuộc thử hạt nhân, bị cho là không thành công.
Nhật Nam