Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Phiên họp toàn thể Hội nghị ASEAN 21 hôm qua. Ảnh: AFP |
Thủ tướng hoan nghênh việc ASEAN đã thống nhất được các thành tố cơ bản của COC để làm cơ sở trao đổi với Trung Quốc. Ông cũng ủng hộ việc thông qua Tuyên bố nhân dịp kỷ niệm 10 năm ký Tuyên bố chung về cácജh ứng xử của các bên (DOC), qua đó ASEAN và Trung Quốc cần tái khẳng định mạnh mẽ quyết tâm thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố, vì mục tiêu chung là hòa bình, an ninh và xây dựng lòng tin.
Đọc thêm: Phát biểu của Thủ tướng tại Cấp cao ASEAN
Bên lề các hội nghị của ASEAN, Thủ tướng đã gặp Tổng thống Philippines Benigno Aquino. Hai nhà lãnh đạo khẳng định cần bảo đảm thực hiện nghiêm túc Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông, cũng như sớm xây dựng COC. Tuyên bố 6 điểm được các nước ASEAN thống nhất hồi tháng 7 năm nay, sau khi các thành viên không ra được tuyên bố chung sau hội nghị, điều chưa từng có trong lịch sử 45 nă♉m tồn tại của hiệp hội.
Các thành viên của ASEAN, gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, có các tuyên bố chủ quyền tranh chấp với Trung Quốc. Campuchia, quốc gia có mối quan hệ kinh tế thân thiết với Trung Quốc, đã không chấp nhận đề nghị của một số thành viên về việc đưa nội dung tranh chấp vào thông cáo chung, và các bên ra về mà không thống nhất về văn bản cuối cùng.
Loạt hội nghị đang diễn ra hiện nay🌌 đánh dấu những cuộc họp quan trọng thứ hai trong năm của ASEAN, rất thu hút sự chú ý bởi giới quan sát đang chờ xem liệu khối có tránh được thất bại hồi giữa năm hay không.
Các thành viên có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông cho rằng một cách tiếp cận đa phương cho vấn đề này sẽ giúp gỡ thế bế tắc và tránh xung đột lên cao thêm, vì ổn định và hòa bình. Trung Quốc thì muốn giải quyết tranh chấp tay đôi với từng bên liên quan. Vấn đề Biển Đông trở nên nóng trong hơn hai năm qua, khi các diễn biến trên thực địa tăng lên như số lần va chạm giữa các tàu của các nước, cũng như những tuyên bố qua lại gay gắt. Mỹ, quốc gia Thái bình dương, đánh dấu sự quan tâm đặc biệt của họ đến điểm nóng này bằng tuyên bố của Ngoại trưởng Clinton rằng Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc bảo đảm an ninh hàng hải và tự꧒ do t🔴hương mại. Biển Đông không chỉ có trữ lượng dầu khí và hải sản dồi dào, mà còn là tuyến vận tải rất quan trọng đối với thương mại thế giới.
Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho biết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông đã được một số bộ trưởng nêu ra chung chung, chưa đề cập đến các chi tiết có thể gây bất đồng.🐟 Trong cuộc họp ngoại trưởng hôm thứ bảy, đại diện các nước nêu quan điểm cần tránh xung đột - thứ mà theo ông Surin là đang🐷 ảnh hưởng đến dòng đầu tư nước ngoài vào khu vực do lo ngại về an toàn. Họ cũng nói đến việc tiếp cận các vùng nước và an ninh năng lượng.
Các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đã được giới phân tích quꦿốc tế đánh giá có thể trở thành điể🍰m nóng tiếp theo của thế giới.
Sau hội nghị của ASEAN, ngày mai sẽ diễn ra hội nghị cấp cao Đông Á có sự tham gia của các nước đối tác với hiệp hội, trong đó có Mỹ và Tru🌄ng Quốc. Tổn thống Mỹ Obama và các nhà lãnh đạo một số nước trong ASEAN được cho là sẽ độc lập nêu lên nhu cầu đảm bảo rằng sự tranh chấp không làm phương hại đến đến khu vực cũng như sẽ 🌳không ngăn chặn tự do lưu thông trên Biển Đông, nơi Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền một phần rất lớn.
Theo tờ Wall Street Journal, giới quan sát nhận thấy các nhà lãnh đạo ASEAN dường như lạc quan về triển vọng gꦅiải quyết tranh chấp, trong đó có việc thảo luận về một bộ quy tắc ứng xử giữa các bên trên Biển Đông, thường được đề cập là COC, với Trung Quốc. Tuy nhiên phát biểu chỉ một ngày trước khi hội nghị ngoại trưởng diễn ra, bà Phó Doanh, thứ trưởng ngoại giao T꧃rung Quốc, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh cho rằng không nên để các tranh chấp ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bên. Trung Quốc sẽ tập trung thảo luận về biện pháp đẩy mạnh hợp tác kinh tế trong các hội nghị lần này.
Vũ Hà