Dự thảo nghị quyết về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giảm tồn kho và nợ xấu được Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải trình bày tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ và các địa phương về triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế, ngân sách 2013 khai mạc sáng nay (25ཧ/12). 2 nhóm giải pháp chính được Chính phủ ưu tiên là giảm hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và giải quyết nợ xấu.
Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh là giải pháp được kỳ vọng tạo thêm việc làm, hạn chế thất nghiệp. Ảnh: Hoàng Hà |
Với nhóm một, dự thảo chủ yếu hướng tới mục tiêu giảm giá thành sản xuất cho doanh nghiệp, tiêu thụ được sản phẩm, tiếp cận được vốn. Cụ thể, trước hết triển khai các chính sách thuế, phí. Bao gồm gia hạn 6 tháng thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp hoạt động gia công, đầu tư – kinh doanh nhà ở. Theo Phó thủ tướng Hoàng Trung 🌠Hải, các biện pháp này sẽ góp phần giải quyết việc làm – vấn đề mà Việt Nam phải hết sức thận trọng trong giai đoạn hiện nay, dù tỷ lệ thất nghiệp chưa cao.
Thứ hai là hoàn thuế bảo vệ môi trường, không ban hành chính sách thực hiện việc thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ theo đầu phương tiện, giảm tỷ lệ thuế trước bạ đối với ôtô chở người 10 chỗ lần một từ 20% xuống 10% và lần 2 là 2%. Giảm 50% tiền thuê đất năm 2013 – 2014 với tổ chức, hộ g🍬ia đình, cá nhân, cho phép chủ đầu tư các dự án đã được cấp phép nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ bán nhà, kéo dài tối đa 24 tháng. Các giải pháp này trị giá khoảng 31.000 tỷ đồng và giảm thuế, giảm tiền thuê đất khoảng 3.000 tỷ đồng nữa.
Chính phủ cũng sẽ có giải pháp giảm VAT đầu ra đối với bán, cho thuê, cho thuê – mua nhà ở xã hội, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động này để tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà ở và doanh nghiệp giải quyết tồn kho vật liệu xây dựng… Các biện 🅰pháp trên cũng góp phần tăng quay vòng vốn, giải quyết ꦏnợ xấu, tăng thu ngân sách.
Về vốn tín dụng, sẽ tiếp tục hạ lãi suất, phù hợp với mức giảm lạm phát. Có giải pháp hỗ trợ tín dụng với nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ. Giao🍰 cho các tổ chức tín dụng dành lượng vốn hợp lý để cho các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ viên chức, lực lượng vũ trang được vay mua, thuê – mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại, cho vay doanh nghiệp xây dựng nhà ở, chuyển đổi công năng thành các dự án nhà ở xã hội với lãi suất hợp lý, kỳ hạn trả nợ phù hợp.
Ngân hàng Nhà nước sẽ dành 20.000 – 40.000 tỷ đồng để tái cấp vốn với lãi suất hợp lý, thời hạn tối đa 10 năm để hỗ trợ các ngân hàng thương mại Nhà nước phục vụ cho vay các đối tượng này. Xem xét gia hạn thờ꧂i gian tín dụng cho vay đầu tư của Nhà nước từ 12 năm lên tối đa 15 năm với các dự án hạ tầng có quy mô lớn. Gia hạn đến 36 tháng đối với nhóm hàng rau quả, thủy sản xuất khẩu. Bổ sung tối đa 10.000 tỷ đồng cho kiên cố hóa kên♉h mương, xây dựng đường giao thông nông thôn…
Nhóm thứ 3 là giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Rà soát các dự án nhà ở, các dự án được tiếp tục, phải dừng hoặc chuyển đổi công năng cho phù hợp với thị trường và nguồn lực. Hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản tái cơ cấu lĩnh vực kinh doanh, quản trị, áp dụng bán hàng linh hoạt, khuyến khích chuyển sang cho thuê, thuê mua, nhà ở xã hội. Nghiên cứu sớm hình thành các định chế tài chính mới như quỹ tiết kiệm nhà ở, cơ quan tái thế chấp nhà ở, tạo kên🔜h tái cấp vốn cho bất động sản.
Về giải quyết nợ 🍌xấu, Nghị quyết cũng yêu cầu tích cực đánh giá, phân loại nợ, triển khai các biện pháp xử lý, giao Ngân hàng Nhà nước hoàn thành đề án giải quyết nợ xấu, trình Bộ Chính trị trong những năm trước đây.
Chính phủ nhận định tốc độ tăng trưởng năm 2012 là hợp lý. Ảnh: VGP |
Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư - Bùi Quang Vinh đại diện Chính phủ báo cáo tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ và các địa phương về triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế, ngân sách 2013 khai mạc sáng nay (25/12). Kết quả kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô được cơ quan điều hành đánh giá cao khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 6,81%, thấp hơn nhiều so với những năm trước. Chính sách tiền tệ và tài khóa cũng được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ, góp phần🐼 giảm lãi suất 5-8% và đảm bảo bội chi ngân sách cả năm ở mức 4,8%. Cán cân xuất - nhập khẩu theo đó cũng được cải thiện giúp Việt Nam xuất siêu lần đầu tiên sau 20 năm, với mức thặng dư khoảng 284 triệu USD.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá tình hình hình kinh tế - xã hội nói chung vẫn còn nhiều khó khăn khi nhiều chỉ tiêu quan trọng không đạt, kinh tế vĩ mô ổn định hơn nhưng chưa thực sự vững chắc. Tốc độ tăng 🌺GDP cả năm dự kiến chỉ đạt 5,03%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra (6-6,5%) cũng như ước tính trước đó (5,2%).
"Tuy nhiên, đây là mức t🦩ăng trưởng hợp lý trong bối cảnh nền kinh tế thế ♐giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, phải ưu tiên tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô", báo cáo của Bộ viết.
Cũng theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, do sức cầu yếu, tồn kܫho lớn, tiếp cận vốn ngân hàng khó khăn, tình hình doanh nghiệp trong năm 2012 cũng có nhiều diễn biến không thuận. Tính đến cuối tháng 10, cả nước có 68.300 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 10% về số lượng và 7,5% về vốn đăng ký. Trong khi đó, có 51.800 doanh nghiệp do khó khăn, phải thu hẹp sản xuất, giải thể, phá sản… Tăng trưởng tín dụng, giảm lãi suất, nợ xấu, cùng với đó cũng được đánh giá là chậm, trong khi tăng thu ngân sách thấp nhất trong nhiều năm.
Đánh giá về những hạn chế nêu trên, Chính phủ cho rằng bên cạnh những yếu tố khách quan, nguyên nhân chủ yếu là do nội tại nền kinh tế đã tích tụ nhiều năm, cùng với những y𝐆ếu kém trong quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện.
Khác với những hội nghị trực tuyến quy mô trong những năm trước, kỳ họp lần này được tổ chức khá giản dị, với thành phần tham dự rút gọn, c🐓hỉ bao gồm các thành viên Chính phủ và lãnh đạo địa phương, thảo luận thông qua cầu truyền hình với đầu cầu trung ương đặt tại Văn phòng Chính phủ.
Ngay sau khi Bộ trưởng Bùi Quang Vinh kết thúc báo cáo, Chính phủ tiếp tục nghe Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh trình bày dự thảo Nghị quyết vềꦐ điều hành kinh tế🌸 xã hội 2013. Đại diện Chính phủ cho biết bên cạnh nghị quyết chung, Chính phủ sẽ có một nghị quyết riêng về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giảm tồn kho và giảm nợ xấu.
Xem thêm: | ||
|
Nhật Minh