Sau 5 lần giảm giá liên tiếp, tổng cộng 3.200 đồng mỗi lít, giá xăng bất ngờ tăng trở lại 400 đồng ngày 20/7 vừa qua. Đây cũng là lần đầu tiên cơ quan quản lý trả lại quyền định giá cho doanh nghiệp, theo đúng quy định tại Nghị định 84. Theo đó, khi chênh lệch giữa giá cơ sở (giá xăng dầu nhập 🦋khẩu sau khi tính chi phí) bình quân 30 ngày và giá bán nằm trong khoảng 7% thì doanh nghiệp có quyền tự điều chỉnh tương ứng. Điều kiện đi kèm là phải thực hiện đăng ký giá để cơ quan quản lý giám ♌sát.
Chuyên gia cho rằng giá xăng dầu khó theo thị trường một khi vẫn còn độc quyền. Ảnh: Hoàng Hà |
2 ngày trước đợt điều chỉnh, một đơn vị kinh doanh xăng dầu đầu mối tại TP HCM đã có văn bản gửi Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), phản ánh việc giá cơ sở hiện đã cao hơn so với giá bán hiện hành, cần thiết phải điều chỉnh. Còn theo số liệu của Tập đoàn Xăng dầu (Petrolimex), đơn vị đang chiếm khoảng 60% thị phần bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam, tính tới ngày 19/7, giá xăng dầu thành phẩm nhập từ Singapore lên đến gần 116,3 USD một thùng, cao hơn nhiều so với mức hơn 101 USD ngày 2/7. Doanh nghiệp này cũng đã có văn ไbản tương tự gửi cơ quan quản lý đề xuất tăng giá.
Đến ngày 20/7, lãnh đạo Cục Quản lý giá cho biết đã nhận được văn bản đề xuất tăng giá của hầu hết các doanh nghiệp đầu mối. Tuy nhiên, thay vì tình toán trên cơ sở bình quân 30 ngày theo Nghị định 84, nhiều đơn vị chỉ tính toán trong 20 ngày, thậm chí 10 ngày để làm cơ sở điều chỉnh. Chính vì lý do này, vào cuối 💛ngày hôm đó, Cục Quản lý giá đã phải có văn bản thống nhất lại cách tính.
Chênh lệch giá cơ sở và giá bán xăng dầu ngày 20/7
Mặt hàng |
Giá bán cũ |
Giá cơ sở |
Chênh lệch |
Giá bán mới |
Xăng RON 92 |
20.600 |
20.990 |
390 |
21.000 |
Diesel 0,05 S |
19.900 |
20.312 |
412 |
20.300 |
Dầu hỏa |
19.850 |
20.198 |
348 |
20.150 |
Dầu Madút |
17.650 |
17.721 |
71 |
17.650 |
Đơn vị: đồng / lít, kg - Nguồn: MOF
Văn bản này ngay lập tức được các đầu mối hiểu như tín hiệu “đèn xanh” để tăng giá. Quyết định được các doanh nghiệp đưa ra nhanh chóng, và rất giống nhau về mức tăng (400ꦜ đồng một lít với xăng và diesel, 300 đồng với dầu hỏa) cũng như ♌thời điểm điều chỉnh (22 h cùng ngày). Theo Phó tổng giám đốc Petrolimex - Trần Ngọc Năm, điều chỉnh 400 đồng chỉ giúp các doanh nghiệp bù được mức chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán, chứ chưa thể có lời.
Trong khi đó, theo ông Đặng Vinh Sang - Tổng giám đốc Công ty Dầu khí TP HCM (Saigon Petro), căn cứ vào các yếu tố đầu vào thì mức điều chỉnh giá tại doanh ♎nghiệp thường chỉ chênh nhau khoảng 50 đồng, không bao giờ lên tới 100 đồng mỗi lít. "Khi giá cơ sở chênh với giá bán lẻ khoảng 390 đồng thì mỗi đơn vị có thể điều chỉnh khoảng 350 đồng hoặc 400 đồng. Nhưng hầu hết sẽ chọn phương án 400 đồng", ông Sang nhận định.
Tuy vậy, theo PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường và Giá cả, việc các doanh nghiệp đưa ra cùng một mức điều chỉnh như trên, mặc dù thời điểm, giá, khối lượng nhập khẩu hoàn toàn khác nhau làm dấy lên nghi ngại về việc đơn vị này “nhìn nhau” tăng giá. Theo đó, doanh nghiệp nhỏ sẽ không dại gì tăng giá ít hơn hoặc giảm giá nhiều hơn các doanh nghiệp lớn. “Doanh nghiệp chỉ cố gắng bán sát nhất với giá thành trong một thị trường cạnh tranh. Tuy𒅌 nhiên, kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam vẫn là một thị trường độc quyền, khi mà cả Petrolimex chiếm khoảng 60% thị phần, cộng cả PV Oil nữa là khoảng 70%. Do đó, nếu các doanh nghiệp nhìn nhau ra giá thì phần thiệt sẽ thuộc về người tiêu dùng”, chuyên gia này phân tích.
Đây không phải lần đầu ti♎ên cơ quan quản lý trao lại một phần quyền tự định giá cho doanh nghiệp. Khi Nghị định 84 có hiệu lực vào cuối năm 2009, cũng đã có một số đợt điều chỉnh giá do doanh nghiệp đề xuất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy doanh nghiệp chỉ sốt sắng đề xuất khi giá tăng, hầu như không thấy chủ động khi giá giảm, nên cơ quan quản lý phải nắm lại quyền điều tiết từ đó đến nay.
Gần đây nhất, trong 5 lần giảm liên tiếp của giá xăng dầu từ đầu tháng 5 đến nay, các quyết định xuất phát từ đề xuất của doanh nghiệp hầu như vắng bóng, và thường chỉ xuất phát từ phía cơ quan quản lý trước sức ép của dư luận. Thậm chí, ngay cả khi Bộ Tài chính đưa ra văn bản nhắc nhở, đề nghị doanh nghiệp chủ động đề xuất phương án giảm giá, các đơn vị này vẫn chậm trễ. Có trường hợp khác, chủ doanh nghiệp còn tỏ ra hết sức "hồn 🐭nhiên" khi lý giải: "Chúng tôi đang định đề xuất giảm thì Bộ đã có công văn chỉ đạo".
Theo PGS.TS Ngô Trওí Long, chính thực tế này khiến người tiêu🌊 dùng khó có thể yên tâm về việc giá xăng dầu không bị “xổng” khi đưa quyền quản lý về doanh nghiệp.
Trao đổi với 168betvisa-slots.com, lãnh đạo Cục Quản lý giá cũng thừa nhận bất cập trong những giai đoạn cuối 2009 - đầu 2010, khi mới áp dụng Nghị định 84. Tuy nhiên, theo lãnh đạo này, với cơ chế giám sát hiện có, cộng với hướng sửa đổi nghị định nêu trên, v🌊ừa được Bộ Tài chính trình Chính phủ, việc quản lý giá xăng dầu “sẽ dần vào nếp”ও.
Trong khi🐽 đó, đại diện các doanh nghiệp cũng cho biết điều họ coi trọng nhất khi điều chỉnh giá xăng dầu hiện nay là đảm bảo công khai, minh bạch. “Trước đây khi Bộ Tài chính quyết định điều chỉnh giá xăng dầu, đầu mối chỉ được báo trước khoảng 30 phút đến một tiếng. Nay doanh nghiệp có thể chủ động báo cho đại lý, khách hàng trước khoảng 2 tiếng”, Tổng giám đốc Saigon Petro - Đặng Vinh Sang 🐽lấy ví dụ.
Còn theo Phó tổng giám đốc Petrolimex - Trần Ngọc Năm, với việc dần áp dụng ඣhoàn toàn Nghị định 84, việc điều hành giá bán lẻ có thể tiến gần tới giá thị trường, theo đó thời gian điều chỉnh tối thiếu giữa 2 lần liên tiếp là 10 ngày, trong điều kiện giá thế giới biến động mạnh. "Giá thế giới tăng hoặc giảm dù chỉ ở mức nhỏ thì trong nước cũng sẽ điều chỉnh theo. Như vây, tránh trường hợp không tăng thì doanh nghiệp lỗ mà tăng 'một cục' thì gây hiệu ứng không hay trong xã hội", ông Năm nhận định.
Nhật Minh - Hoàng Lan