Chỉ cách cống Chèm, nơi sông Nhuệ lấy nư🍒ớc từ sông Hồng vào hơn 2 km, nhưng tại thị trấn Cầu Diễn (Từ Liêm, Hà Nội), nước sông đen kịt, đặc quánh. Đứng từ trên cầu Diễn nhìn xuống, dòng nước không còn chảy, rác rưởi hai bên bờ dày đặc, bốc mùi hôi thối. Ai đi qua cầu cũng nhăn mặt, hoặc bịt mũi chạy cho nhanh.
Nhắc đến con sông gắn bó với gia đình suốt 15 năm qua, ông Trần Thiện Cần (Cầu Diễn) chép miệng "quá bẩn". Ông cho biết, gần 2 tháng trước, sông vẫn chảy, nước không bốc mùi khó chịu. "May mà cư dân ven sông đã có nước sạch, chứ vẫn dùng 🔯nước giếng khoan, lại ở ngay ổ bệnh thế này thì nguy hiểm lắm", ông Cẩn nói.
Nước sông Nhuệ ngay dưới chân cầu Diễn. Ảnh:Q.Thông |
Chị Ngọc Mai (thị trấn Cầu Diễn), người đã 30 năm nay sống ven sông Nhuệ, phản ánh: "Chưa bao giờ tôi thấy nước sông bẩn và thối như vậy. Trước♎ tôi vẫn mở cửa sau nhà để đón gió mát🤡 từ dòng sông, nhưng hơn một tháng nay thì phải đóng thật chặt để tránh mùi hôi từ sông bốc lên. Mới đầu mùa khô cạn đã vậy, chắc chắn mấy tháng nữa tình trạng còn tệ hơn".
Ở phía cuối nguồn, người dân thị xã Phủ Lý (Hà Nam) cũng đang phải gánh chịu hậu quả do sự ô nhiễm của sông Nhuệ. Ông Lại Thanh Tuyên, Phó giám đốc Công ty Cấp nước Hà Nam, cho biết, do nước ngầm bị nhiễm mặn, nhiễm thạch tín không thể khai thác, hơn 60.000 dân của thị xã Phủ Lý phải trông chờ vào nguồn nước duy nhất khai t𝕴hác nước từ sông Nh♕uệ và Đáy.
"Dù trải qua quá trình tự làm sạch, nhưng do phải gánh quá nhiều nước🎃, rác thải sinh hoạt và công nghiệp của Hà Nội, về đến Hà Nam, nước sông Nhuệ vẫn rất ô nhiễm. Tháng 11 vừa qua chúng tôi đã hai lần phải ngưng lấy nước sông Nhuệ, mỗi lần 3 ngày. Bà con khát nước cũng đành chịu, bởi không tài nào xử lý được dòng nước quá bẩn. Nồng độ amoni lên tới 150 mg/lít, gấp 100 lần cho phép, hàm lượng kim loại gấp 10 lần cho phép, các loại vi trùng yếm khí, kỵ thì nhiều không thể đếm xuể", ông Tuyên nói.
Tình trạng ô nhiễm sông Nhuệ đã được đoàn công tác của Cục Thuỷ lợi báo cáo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Báo cáo ngày 30/11 nêu rõ: "Hiện tại do nguồn nước xuống thấp, dòng chảy c𓃲ơ bản nhỏ không đủ đảm bảo môi trường cho sông". Đoàn công tác đã đề nghị Công ty khai thác công trình thủy lợi sông Nhuệ xây dựng ngay phương án lấy nước, tạo dòng chảy trên sông Nhuệ để cải thiện môi trường cho các khu vực dòng chảy đi qua.
Đủ loại rác thải được đổ xuống lòng sông, ngay cả vật liệu xây dựng. Ảnh:Q.Thông |
Tuy nhiên, trao đổi với 168betvisa-slots.com chiều 2/12, bà Trần Thị Tu🍰yết Hạnh, Phó giám đốc Công ty khai thác công trình thủy lợi sông Nhuệ, cho biết dù rất bức xúc về tình trạng ô nhiễm của con sông này, nhưng chưa thể cải thiện ngay. "Ảnh hưởng của El Nino, nước sông Hồng thấp hơn trung bình nhiều năm tới 3-3,5 m. Nước cạn, không thể dẫn vào sông Nhuệ", bà Hạnh lý giải và cho biết rất lo 𒀰nước bẩn, lại cạn sẽ làm hỏng trạm bơm ven sông Nhuệ, không đảm bảo kế hoạch tưới tiêu cho 50.000 ha cây trồng của Hà Nội.
Trước chỉ đạo của Cục Thủy lợi, Phó giám đốc Hạnh cho biết công ty đang chờ p💯hê duyệt phương án lập trạm bơm dã chiến lấy nước sông Hồng qua trạm bơm Đan Hoài, lấy nước sông Đáy để bổ sung và pha loãng nước sông Nhuệ. Tuy nhiên, bà Hạnh cho rằng phải cuối tháng 12, đầu tháng 1/2010, khi hồ Hòa Bình tăng xả phục vụ đổ ải, nước sông Hồng dâng cao thì mới lấy được vào sông Nhuệ. Khi đó, tình trạng ô nhiễm mới được cải thiện đáng kể.
Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương Nguyễn Lan Châu rất chia sẻ khó khăn với ngành thủy lợi. Theo bà, trong lịch sử, chưa bao giờ nước sông Hồng và các sông nhánh lại xuống thấp như vậy. "Suốt thán♓g 10 và 11 vừa qua, mực nước sông Hồng tại Hà Nội thường xuyên ở ngưỡng 1,3 m, trong khi trung bình tháng 10 là 3-5 m, tháng 11 là 2,5-4 m. Có ngày mực nước xuống 0,76 m, thấp chưa từng có෴", bà Châu cho biết.
Thủ phạm chính gây ra tình trạng thiếu nước, ô nhiễm các dòng sông, theo bà Châu, chính là tác động của El Nino khiến suốt 3 tháng 8, 9 và 10, vùng thượng nguồn các sông không có mưa, hoặc mưa không đáng kể để tạo thành dòng chảy. Mặt khác, nhu cầu nước cho thủy điện, sản xuất và du lịch của người dân trên lưu vực các sông thượng ng♋uồn (Đà, Thao và Lô) cũng như vùng hạ nguồn sông Hồng và sông nhánh ngày càng gia tăng.
Bà Châu dự báo, mấy tháng tới, do chịu ảnh hưởng của El Nino, miền Bắc sẽ khô🥂 hạn khốc liệt. Điều này đồng nghĩa tình trạng ô nhiễm trên sông Nhuệ sẽ ngày càng trầm trọng.
Sông Nhuệ dài 74 km, chạy qua Hà Nội và Hà Nam. Từ thời Pháp thuộc, con sông này chỉ cung cấp nước tưới cho cả lưu♐ vực rộng trên 81.000 ha. Nhưng lâu nay nó gánh thêm cả nhiệm vụ chứa nước thải sinh hoạt, công nghiệp của Hà Nội và Hà Nam. Trong trận lụt lịch sử tại Hà Nội cuối năm 2008, con sông này đã góp phần quan trọng trong việc tiêu thoát nước. |
Hồng Khánh - Quý Thông