Tàu nghiên cứu mới nhất và lớn nhất của Trung Quốc mang tên Đại học Tôn Trung Sơn dự kiến thực hiꦺện chuyến đi đầu tiên tới Biển Đông vào tháng 10, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin hồi đầu tháng nàyꦑ.
Yu Weidong, giáo sư thuộc trường khoa học khí quyển của Đại học Tôn Trung Sơn, nói rằng con tàu sẽ tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào tháng 10 để nghiên cứu "hơi ẩm ở vùng ranh giới phía tây Biển Đông cùng các vùng biển lân cận nhằm có th🍨ể cung cấp hỗ trợ khꦺoa học trong phòng chống thiên tai".
Biểꦇn Đông là khu vực cung cấp hơi ẩm chính cho các trận mưa ở miền nam Trung Quốc, các trận siêu bão xuất phát từ ♏Biển Đông hàng năm phá hủy nghiêm trọng hệ sinh thái tại nước này. Yu cho biết tàu Đại học Tôn Trung Sơn sẽ nghiên cứu các lĩnh vực gồm khí quyển đại dương, đáy biển, sinh vật biển và khảo cổ học.
Con tàu được đóng tại Nhà máy Đóng tàu Giang Nam Thượng Hải, nơi chế tạo tàu sân bay thứ hai và thứ ba của Trung Quốc. Tàu nghiên cứu sau đó được bàn giao cho Đại học Tôn Trung Sơn tại Quảng Châu và đượ🎀c đặt theo tên trường này trong một buổi lễ ở Thượng Hải hồi tháng 6.
Truyền thông Trung Quốc gọi tàu nghiên cứu Đại học Tôn Trung Sơn là "phòng thí ng๊hiệm di động cỡ lớn trên biển". Tàu dài 113 m, rộng 19,4 m với lượng giãn nước 6.880 tấn. 760 m2 mặt sàn trên tàu dành cho các phòng thí nghiệm cố định, hơn 610 m2 dành cho 10 phòng thí nghiệm di động kiểu container.
Các chuyên gia có thể ♔thu thập mẫu trên biển và phân tích trên tàu trước khi chuyển dữ liệu về đất liền. Tàu có một sàn đáp trực thăng để chuyển người và thiết bị, đồng thời cho phép vận hành máy bay không người lái (UAV) để mở rộng phạm vi quan sát khoa học trên không, trên mặt biển và đáy biển. Một radar thời tiết dạng mảng sẽ được lắp trên🎶 tàu vào năm 2022.
Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều vào n✅ghiên cứu biển với mục tiêu "phục hưng" đất nước. Bắc Kinh luôn nói rằng các nghiên cứu hàng hải sẽ phục vụ lợi ích cộng đồng, song các nước ven Biển Đông nghi ngờ điều này. Trung Quốc đơn phương vẽ ra cái gọi là "đường 9 đoạn" nhằm nêu yêu sách chủ quyền phi lý với phần lớn diện tích Biển Đông. Trung Quốc còn 💃chiếm đóng trái phép nhiều thực thể thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Trao đổi với VnExpress, Phó đô đốc Yoji Koda, cựu tư lệnh Hạm đội Phòng vệ thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, nói rằng không thể tin tưởng vào các tuyên bố của Trung Quốc. "Đây là chiến thuật của Trung Quốc đã đánh lừa nhiều quốc gia trong quá khứ", ông nói.
"Chính phủ và quân đội Trung Quốc có thể tích hợp tất cả hoạt động do các tổ chức của nước này thực hiện. Các hoạt động hàng hải hay hải dương học cũng không phải là ngoại lệ", phó đô đốc bình luận. "Trung Quốc sẽ sử dụng tất cả dữ liệu tàu Đại học Tôn T🐼rung Sơn thu thập được cho các mục đích khác, bao gồm cả quân sự và khai thác dưới đáy biển".
Đầu tháng 7/2019, tàu Địa chất Hải dương 8 cùng các tàu hộ tống của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thꦯềm lục địa Việt Nam ở phía nam Biển Đông. Cuối tháng 10/2019, nhóm tàu n🐟ày mới rời đi.
Tháng 4/2020, Marine Traffic, trang web theo dõi hoạt động của tàu thuyền trên thế giới, cho biết Bắc Kinh lại điều tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 đi vào EEZ của Việt Nam. Sau đó, nó vào EEZ của Malaysiaℱ và bám sát tàu khoan Malaysia. Tháng 6/2020, trang tin Benar Neಌws của Philippines dẫn dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho biết tàu Hải dương Địa chất 4 của Trung Quốc đi vào EEZ của Việt Nam, có thời điểm cách bờ biển Việt Nam chỉ 200 hải lý và cách đảo Phú Quý của Việt Nam khoảng 182 hải lý.
"Nhìn chung các tàu nghiên cứu của Trung Quốc đóng vai trò lớn trong ý đồ mở rộng kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông, bằng cách ngang nhiên hoạt động trong vùng biển của các nước láng giềng", Greg Poling, giám đốc Sáng kiến Minh💦 bạch Hàng hải châu Á tại Trung tâm Nghiên ඣcứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Mỹ, bình luận.
Tu🌃y nhiên, đánh giá về khả năng tàu Đại học Tôn Trung Sơn🐲 tạo ra căng thẳng mới trong khu vực, Poling nói: "Tôi không cho rằng một con tàu đơn lẻ sẽ tạo ra khác biệt lớn".
Sau khi truyền thông Trung Quốc đưa tin về kế hoạch triển khai tàu nghiên cứu Đại học Tôn Trung Sơn đến Hoàng Sa, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định đây là hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam. "Mọi hoạt động thăm dò, khảo sát và nghiên cứu khoa học tại quần đảo Hoàng Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam l🧸à xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam, bất hợp pháp và vô giá trị", người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnhಌ.
Bình luận về cách Việt Nam có thể phản ứng khi Trung Quốc thực hiện kế hoạch điều tàu, Carl T🧸hayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales của Australia, cho rằng sự lên tiếng phản đối của Việt Nam là cần thiết. Việt Nam có thể gửi một bản ghi nhớ, công hàm thường hoặc công hàm ngoại giao cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Nếu vấn đề được coi là rất nghiêm trọng, Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh có thể gửi đơn phản đối chính thức với Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
"Nếu Việt Nam im lặng, sau này Trung Qu﷽ốc có thể lập luận rằng Việt♕ Nam đã chấp nhận các yêu sách của họ ở Biển Đông, bao gồm cả chủ quyền với Hoàng Sa", ông nói.
Phương Vũ