Xung quanh câu chuyện "Tôi lao vào học tiếng Anh như một fan cuồng", độc giả Dũng Hoàng chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ nhàn tênh mà không cần mất quá nhiều thời gian, công sức:
"Tôi rất nể sự kiên trì, đam mê tiếng Anh của tác giả Truth. Tôi là ℱmột người không quá xuất sắc trong tiếng Anh. Khả năng ngoại ngữ của tôi đủ để làm việc qua vài công ty nước ngoài với đồng nghiệp từ các nước Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc, Canada, Mỹ, Australia, Nauy... mà không gặp quá nhiều rào cản ngôn ngữ.
Hồi học phổ thông, tôi luôn nằm trong nhóm kém tiếng Anh nhất trường. Một phần tôi chỉ tập trung vào🐼 học khối A, một phần vì tôi không hiểu nên học như thế nào cả. Sau này lên đại học, tôi mới dành thời gian cho tiếng Anh và thấy nó không phải quá khó, quá vất vả để học. Cái quan trọng nhất là bạn phải học một cách thoải mái, không thì bạn sẽ rất dễ nản.
Theo tôi, để không lãng phí thời gian, bạn nên học phát âm trước (IPA), tiếp theo là tập nghe và phản xạ lại thật nhanh, đừng ngại mắc lỗi, đừng cố gắng làm những việc khó ngay từ đầu, sau đó đọc những thứ bạn yêu thích trước. Tôi khuyến khích bạn nên dùng quora hay reddit, trên đó🐻 có những nội dung rất hay và dễ đọc. Ngữ pháp nên là thứ cuối cùng bạn quan tâm tới.
Bản thân tôi cảm nhận mình chưa bao giờ học tiếng Anh một cách thự꧑c sự nghiêm túc, chỉ coi nó là công cụ giao tiếp, làm việc, tra cứu và giải trí. Các bạn cũng đừng nên dành quá nhiều thời gian cho việc học tiếng Anh vì còn những thứ kỹ năng khác cũng quan trọng không kém. Hãy nhìn Trung Quốc, Nhật Bản so với Ấn Độ hay Philippines sẽ rõ, đâu phải cứ giỏi tiếng Anh là sẽ thành công đâu".
>> Tôi làm thạc sĩ ở Mỹ dù 10 năm sợ tiếng Anh
Đồng quan điểm, bạn đọc Lincoln cũng cho rằng việc học tiếng Anh không thể thành công khi cố nhồi nhét trong thời gian ngắn:
"Hồi học phổ thông, tôi học tiếng Anh ở mức khá, chỉ vững ngữ pháp nhưng vẫn ít vốn từ vựng. Lên cấp ba cũng vậy. Mãi đến năm 17-19 tuổi, khi thi rớt đại học, tôi tự mua báo tiếng Anh về đọc, chỗ🌳 nào không biết thì tra từ điển học thêm, nên vốn từ ngày càng nhiều. Tôi coi phim phụ đề tiếng Anh và thích hát theo mấy nhóm nhạc nước ngoài thời xưa như Westlife, Backstreetboy, Nsync của thế hệ 8x.
Đến khoảng năm 2003, lúc 20 tuổi, khi biết đi định cư ở Mỹ, tôi đăng ký học giao tiếp trước đó một năm với giáo sư người Mỹ. Nói là giáo sư nhưng thực chất thầy có bằng Bachelor không đúng chuyên môn bị thất nghiệp ở Mỹ sang dạy, kỹ💙 năng chỉ hơn Tây balo là nhiều. Sau bốn tháng sang định cư, tiếng Anh của tôi tiến bộ vượt bậc khi đi làm, đi học nói chuyện với người bản xứ. Trọng âm của tôi cũng không nặng, mặc dù lâu lâu người bản xứ vẫn phát hiện ra khi nói nhanh và tôi cũng chưa bao giờ thi IELTS khi đi học Đại học bên này.
Tôi rất vui khi giờ đây thấy rất nhiều bạn trẻ có IELTS 9.0🐠, tiếng Anh nói khá chuẩn và giỏi. Nhưng thực ra đó chỉ là điều kiện để đi học và giao tiếp tốt với người bản xứ thôi. Không cần phải bắt chước giọng nói như người bản xứ bằng mọi giá. Chỉ cần nói chậm một cách tự nhiên, dễ hiểu, rõ ràng, đúng điểm nhấn lên xuống trong câu là được. Học tiếng Anh là một quá trình từ từ thấm nhuần và phải ưa thích nó, chứ không thể nhồi nhét nhanh được".
>> Chia sẻ bài viết về phương pháp học tiếng Anh của bạn cho trang Ý kiến tại đây.