Tôi hoàn toàn đồng ý với quy định xử phạt người vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019, thậm chí còn muốn tăng mức phạt cao hơn nữa để răn đe nhữn𓂃g ♉người vi phạm luật cấm sử dụng rượu bia lái xe và các phương tiện giao thông khác.
Tôi xin kể ra đây một trường h🍷ợp mà c♏hính bản thân tôi từng bị xử phạt tại Nhật Bản:
Tôi sống và làm việc ở phía Nam của một thành phố tại Nhật Bản. Một lần, tôi lái ôtô đến thăm một người bạn, và đậu xe bên lề con đường nhỏ dẫn vào nhà. người đó. Khoảng một giờ sau, tôi trở ra thì thấy một tờ giấy củaಞ CSGT dán trên xe, ghi rất rõ: "Đậu xe tại đường có biển cấm đậu, cấm dừng cách khoảng 150 mét, tiền phạt 8.000 Yen (khoảng 75 USD)", và yêu cầu tôi đến sở CSGT miền Bắc thành phố vào hai ngày sau (đúng 10 giờ sáng).
Hậu quả, tôi đã phải trải qua một ngày khốn khổ:
- Tôi phải xin nghỉ làm nửa ngày để đi đóng phạt꧒.
- Tôi sốnꦏg ở phía Nam nhưꦺng phải đi lên phía Bắc, xa hơn rất nhiều để nộp phạt,
do ꧟cảnh sát ghi giấy phạt và không có thời gian khác cho người đến chậm.
Khi tôi đến Sở, có khoảng bốn người khác cũng bị phạt như tôi và đang xếp hàng chờ đúng giờ ghi trên giấy để nộp phạt (không có chuyện đền trễ hay đến sớm). Nữ cảnh sát cũng chính là người ghi giấy phạt, cô ta trình bày cụ thể lỗi sai 🉐phạm của tôi và nhấn mạnh: "Nếu ông đến chậm thì sẽ phải nhận một cuộc hẹn vào ngày khác, vì tất cả những người đến nộp phạt phải theo đúng lịch hẹn trên giấy phạt".
Tóm lại, tôi vừa tốn tiền nộp💙🌳 phạt, mất nửa ngày làm việc, bị trừ điểm trên giấy lái xe, vừa tốn tiền đi xe buýt một đoạn đường khá xa... Nhìn sang giao thông Việt Nam ngổn ngang vì không có sự nghiêm khắc về luật lệ. Với tôi, nếu ai lái xe ở Nhật Bản thì vấn đề vi phạm luật giao thông không khác gì một điều kinh hoàng vì quá tốn kém và phiền phức.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.