Bàn về câu chuyện "lòng trung thành trong công việc𓆉", tôi cho rằng cái gì cũng có qua có lại. Đi làm xét cho cùng cũng chỉ vì tiền chứ không ai sống bằng niềm tin và lời hứa cả. Chắc gì chủ đãi ngộ tốt mà nhân viên đã gắn bó. Ví dụ nhân viên làm việc cho bạn 1-2 năm đầu với mức lương mà họ cho rằng ổn, nhưng sau đó người ta lập gia đình, sinh con đẻ cái, cần mức thu nhập gấp đôi với trước, thì buộc lòng nhân viên phải nghĩ việc tìm nơi khác tốt hơn để có tiền nuôi gia đình.
⛦Lúc đó, việc bạn đãi ngộ tốt cũng đâu còn nghĩa lý gì trong mắt họ nữa. Còn công ty cũng đâu thể vì giữ chân một nhân viên mà tăng lương lên một cách vô lý, trong khi công việc kinh doanh vẫn vậy, phải không?
Nói cách khác, mong muốn, nhu cầu của con người luôn thay đổi🏅 theo thời gian. Tại thời điểm này, điều kiện làm việc có thể tốt, mức lương tốt với bạn. Nhưng qua 1-2 năm sau, bạn có nhiều thứ phải lo hơn, nên việc cần thu nhập nhiều hơn gấp đôi, ba lần cũng là chuyện dễ hiểu. Khi đó, liệu sự đãi ngộ của công ty trong mắt bạn có còn phù hợp không? Cuối cùng, bạn cũng phải bỏ lại tất cả mà đi, kèm theo câu nói: "Anh rất tốt nhưng em rất tiếc". Điều đó chẳng có gì là sai cả.
Nếu lương thưởng đã là một lý do chính đáng rồi thì mọi đãi ngộ (môi trường, đồng nghiệp...) dù tốt đến mấy cũng không còn mấy ý nghĩa nữa. Tôi từng gặp rất nhiều đồng nghiệp, họ kể về công ty cũ với rất nhiều mỹ từ (chủ rất tốt, môi trường lý tưởng, đồng nghiệp thân thiện...). Nhưng cuối cùng, họ vẫn chọn rời đi vì lúc đó mức lương mong muốn là 15 triệu, chứ không thế sống mãi với mức 10 triệu như trước nữa, bởi không còn phù hợp với nhu cầu trang trải chi phí của bạn nữa. Lòng trung thành không thể mài ra để ăn.
>> Đòi hỏi lòng trung thành khi phỏng vấn tuyển dụng
Tôi cho rằng chuyện một người ra đi vì tiền thay vì mãi trung thành với công ty chẳng phải thứ gì sai trái, bởi cuộc sống không ai cho không ai cái gì. Có chỗ tốt hơn mời họ, tức là năng lực của họ xứng đáng với một công việc với mức đãi ngộ cao hơnꦓ - điều mà bạn không thể cho họ, thì việc họ ra đi cũng là tất yếu, có gì lạ đâu? Con người luôn phải phát triển chứ không thể đứng mãi một chỗ. Bạn đâu thể vì công việc của công ty vẫn vậy mà hy vọng nhân viên của mình sẽ ở lại và như vậy mãi được.
Đấy là lý do tại sao khi nhân viên của mình ra đi, tôi luôn vui vẻ đón nhận. Tôi là chủ công ty nhưng trước đây cũng từng là người đi làm thuê, nên hiểu hơn ai hết rằng ai cũng phải sống, phải phát triển, phải có mức lương phù hợp theo từng thời điểm để sống. Nên khi tôi ra làm chủ, chưa nhân viên nào nghỉ mà tôi hoạnh họe họ. Tôi biết họ cũng từng như tôi, cũng phải đi tìm chân trời mới lớn hơn, mức lương cao hơn phù hợp với nhu cầu sinh hoạt phát sinh thêm như nuôi con, trả góp chung cư, mua nhà... - điều mà tôi không thể đáp ứng được cho họ.
🤡Nếu bạn nào làm việc đàng hoàng, khi xin nghỉ, tôi luôn mừng cho họ, thậm chí còn tổ chức chức chia tay. Tôi chỉ nói với họ rằng "cứ quay lại nếu muốn". Nhưng tôi thừa biết, làm gì có chuyện họ quay lại để nhận mức lương thấp hơn.
Có người nói, rất nhiều công ty sẵn sàng trả mức lương cao cho nhân viên mới, mà không chịu nâng lương cho nhân viên cũ. Nhưng liệu khi nhân viên cũ sau khi được nâng lương lên cao hơn có chắc chắn không bao giờ nhảy việc không? Mỗi doanh nghiệp chỉ có một giới hạn quỹ lương nhất định, không thể vượt quá, nên chuyện tăng lương cho ai đó không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Khi đó, việc để nhân viên ra điᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ là tốt cho cả đôi bên. Hãy xem đó như một quy luật tất yếu của cuộc sống, vui vẻ đón nhận vì chúng ta không ai nợ ai thứ gì.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.