Tôi là tác giả bài viết "Bỏ việc lương 20 triệu để không lãng phí tuổi trẻꦐ". Nói thêm một chút để các bạn hiểu hơn về câu chuyện của tôi, gia đình tôi thuộc dạng rất trung bình. So với các bạn ở thành phố (khi tôi còn đi học) thì nhà tôi gọi là nghèo cũng không sai. Dù sao thì tôi cũng thấy may mắn khi bố mẹ có thu nhập đủ lo cho bản thân họ khi về già. Điều đó giúp tôi có tư tưởng tự lập ngay từ khi còn đi học.
Nhưng tôi thấy, xuất thân trung bình, nghèo khó, hay giàu sang, cũng sẽ không phải gánh nặng, nếu như cha mẹ để con cái sống cuộc đời mà chúng muốn🧸, và họ có tư tưởng tự lo khi còn có thể. Nhưng vốn dĩ văn hóa Việt Nam là anh chị nuôi em, "lá lành đùm lá rách"... nên thế hệ 7X, 8X, 9X thường có nhiều gánh nặng gia đình, vì cha mẹ vốn đã có cuộc sống khổ sở. Từ xưa tư tưởng đó đã không đúng, ngày nay nó lại càng sai.
▨Tôi vẫn nhớ, năm 18 tuổi, tôi bảo cha mẹ để tôi tự ra Hà Nội một mình đi thi đại học, để tiết kiệm tiền. Bố mẹ tôi kêu trời, nói "con biết gì", nguy hiểm này nọ, dù họ cũng mới đi Hà Nội được hai lần (lần cuối là từ những năm 90, cách đây hơn 20 năm), và cũng chẳng biết gì hơn tôi về các thông tin thi cử.
Đó là một chuyến đi ý nghĩa, nhưng tôi hoàn toàn thấy mình đã có đủ khả năng tự lập🥂, không cảm thấy sợ hãi gì thành phố mới lạ, lại còn có nhiều sinh viên tình nguyện giúp đỡ. Lần cuối, bố còn đưa tôi đi là khi nhập học. Sau đó, chỉ còn đi cùng chứ chẳng phải đưa nữa.
Tôi chẳng phủ nhận giá trị của gia đình, tôi chỉ muốn nêu ra những cái giá trị không còn đúng, hoặc là làm khổ con người thay vì hạnh phúc. Tôi yêu thương cha mẹ, có một tuổi thơ đầm ấm. Nhưng không có nghĩa là tôi phải sống theo mong muốn của họ. Đơn giản là đó không phải là những gì tôi muốn. Tôi vốn dĩ không đòi hỏi gì cha mẹ, chỉ có họ muốn tôi phải nghe lời꧂, sống cuộc sống mà họ mong muốn. Họ dùng những tư tưởng truyền thống để muốn tôi từ bỏ cuộc sống mình kỳ vọng, làm tôi cảm thấy vô cùng áp lực.
🥂Tôi chỉ là người bình thường, nhưng còn bao nhiêu người tài giỏi có thể thay đổi tương lai đất nước, mà đành phải gác lại ước mơ, mong muốn chỉ vì cha mẹ không cho phép. Hiếu nghĩa là tốt đẹp, nhưng khi phải cưới người mình không yêu, làm công việc mình không muốn, sống nơi mình không thích thì nó có còn nguyên giá trị?
Tôi chẳng cần ai ép tôi vào chữ "hiếu" để yêu thương cha mẹ, vì thôi thật lòng quan tâm tới họ, không đòi hỏi họ phải cho tôi tiền tài, thừa kế. Vậy nên, tôi hy vọng người trẻ sẽ có được đủ tự do để sống và phát triển🌃 theo những gì họ muốn, thoát khỏi những rào cản, trói buộc của những giá trị truyền thống lỗi thời. Ai cũng sống cuộc đời mình mong muốn, tự chịu trách nhiệm, thì còn ai trách ai?
>> U40 bỏ việc biên chế về làm trang trại
🔯Ai cũng cần sức khỏe tinh thần, chứ không phải chỉ người già. Người trẻ không lẽ không biết suy nghĩ, không có mong muốn, ước mơ? Không lẽ người trẻ luôn có tinh thần tốt, dù không được sống theo ý mình, không cưới người mình yêu, không làm việc mình muốn? Tại sao xã hội và các bậc cha mẹ lại chỉ nhìn một phía, luôn cho rằng bố mẹ vui là con cái cũng vui?
Rõ ràng, ai cũng có một cuộc đời riêng, một cuộc sống tinh thần riêng. Ai cũng nên tự chăm sóc những phần thuộc về riêng mình, đừng chờ đợi vào người khác. Sợ ốm đau thì cố gắng ăn uống, lối sống lành mạnh, tập thể dục... Cho hỏi người trẻ phải làm thế nào để người già có một lối sống lành mạnh đây, nếu họ không tự sốngꦐ? Người đời hay nói về ốm đau, bệnh tật, nhưng đó là lúc chuyện xấu xảy ra rồi, người trẻ có thể là lý do sao? Lúc đó, người trẻ cũng chỉ chăm sóc bề ngoài được thôi, chứ người già có thể không đau, không cần nằm một chỗ kêu than được sao?
Tôi nghĩ xã hội chúng ta nên tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: làm sao để cả người già và người trẻ đều được vui? Và rõ ràng cách trói buộc người trẻ bằng tư tưởng truyền thống hiếu nghĩa💮 đã không còn tác dụng, khi nó chỉ khiến nhiều người trẻ mất đi cơ hội được sống như mình mong muốn. Một trong hai bên không vui, thì cũng chẳng ai cảm thấy trọn vẹn với cuộc sống này cả.
>> ꧟Chạy thoát thân sau sáu tháng nhờ xin việc ổn định
🌌Bản thân tôi với suy nghĩ độc lập, lại chỉ có một mình, nên khi vấp ngã tôi tự đứng dậy. Còn trẻ, còn khỏe, thì sao tôi lại phải về nhà ăn bám cha mẹ? Tôi cũng cố gắng sống lối sống lành mạnh, mua bảo hiểm y tế, nhân thọ phòng trừ tai nạn, rủi ro, để đỡ phải là gánh nặng nhất có thể, ít nhất về mặt tài chính. Nhưng tôi cũng chẳng biết trước được tương lai. Tôi đã sống một cuộc sống có ý nghĩa nhất với bản thân rồi, nên không có gì phải hối hận nếu trường hợp xấu nhất xảy ra.
Có rất nhiều người giỏi đã và đang mắc kẹt với những tư tưởng hiếu nghĩa này. Tôi nghĩ nếu họ có thể thoải mái tự do sống theo đam mê, mong ước⭕, thì khả năng họ sẽ tạo ra nhiều giá trị cao cho sự phát triển của xã hội. Không có đúng - sai ở đây, nhưng những người chọn cách sống như tôi lại luôn bị xã hội lên án. Vì vậy, tôi hy vọng rằng, các bậc cha mẹ có thể suy nghĩ thoáng hơn về những mong ước của con cháu mình.
Freeze
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.