Tôi từng nghe nhiều người c☂ho rằng "học sinh mà không chịu được áp lực học tập thì sau này ra đời làm sao chịu được áp lực công việc". Hay có người lại nói "học sinh trường tư, trường quốc tế sẽ không chịu nổi áp lực khi chuyển sang học trường công". Tôi viết bài này chỉ muốn chia sẻ một chút quan điểm của tôi về câu chuyện áp lực cho trẻ, để cung cấp thêm cho bạn đọc một góc nhìn khác về việc giáo dục con cái.
Nói một chút về bản thân tôi để mọi người rõ: Tôi là dân miền Tây, ba năm THPT học trường chuyên của tỉnh; thi Học sinh giỏi từ năm lớp 9; lớp 10 đậu Olympic 30/4; lớp 11, 12 thi cấp Quốc gia; học đại học ở TP HCM. Ra trường, do không tìm được việc hợp với chuyên ngành, nên tôi làm nhiều việc khác nhau trước khi bắt đầu với công việc hiện tại. Khi chuyển ngành, tôi có tham khảo ý kiến của giảng viên ở trường đ🐲ại học, sau đó mua sách về tự học rồi mới bắt đầu xin việc. Sau hai năm, tôi có được kết quả tương đương với phần đông người khác làm cùng ngành trong 5 năm.
Tôi cũng may mắn vì khả năng và sở thích của mình trùng với chỉ tiêu của xã hội: có tư duy logic, giỏi Toán, Lý, Hóa. Với tôi, làm việc gì cũng có áp lực, chỉ khác là bản thân mỗi người có chịu được áp lực đó hay không? Chơi game vui, giải trí tầm 30 phút đến một giờ rất khác so với việc luyện tập chuyên nghiệp để thành game thủ đi thi đấu. Học hát,☂ đá bóng, học múa, học vẽ... cũng có áp lực riêng của nó, ༺nên đừng đề cao áp lực mà mình phải chịu, cho rằng chúng lớn hơn so với của người khác. Thậm chí, những người đi theo con đường nghệ thuật còn áp lực hơn gấp bội.
>> Tôi học như một con rối vì nhiệm vụ điểm cao
Tôi đang làm việc trong một ngành khá tốt, thị trường đang thiếu lao động, khả năng ở mức ổn là có thể xin được việc, nếu ai làm việc tốt hơn sẽ có mức lương khá cao vì ngành này mang lại giá trị trực tiếp, nói chung là dễ kiếm tiền. Còn một vài người bạn tôi thích âm nhạc🎃, họ chơi đàn piano, đàn dân tộc thì để tập đến trình độ như vậy thì chỉ cố gắng thôi chưa đủ, mà còn phải có năng khiến trời ban, nhưng con đường họ đi khó khăn hơn tôi rất nhiều, và lâu lắm mới có một cওơ hội để phất lên.
Tôi cho con mình học trường tư vì muốn c﷽on được vui vẻ khi đi học, được tự do thể hiện mình và có người hỗ trợ để tìm ra sở thích, thế mạnh của bản thân mà phát triển sau này. Nếu con tôi cũng thích học thuật, có tư duy logicꦆ, thì tôi sẽ hướng con đến cấp ba thi vào trường chuyên. Vợ tôi hỏi: "Nếu sau này con không vào được trường chuyên thì anh có chịu trách nhiệm không?".
Tôi chỉ cười và khẳng định một điều: "Nếu con thấy học thuật không phù hợp thì việc chọn con đường khác anh không có ý kiến gì. Nhưng ít nhất nó cần phải biết vì sao mình lại chọn và không chọn hướng đi đó? Nếu con chỉ chọn một nơi nào đó để trốn tránh áp lực học tập, áp lực rèn luyện, áp lực cố gắng thì tôi hoàn toàn không đồng ไý".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.