Lần đầu tiên trong đời tôi đánh vợ là vào ngày mùng Hai Tết vừa rồi. Khi đó, gia đình bên ngoại tôi trở thành F0, con lại ốm nên hai vợ chồng tôi quyết định không về quê ăn Tết nữa. Vì hai gia đình chúng tôi ở gần nhau, nếu về nội mà không về ngoại thì cũng kỳ, nên chúng tôi ráng chờ đến khi bố mẹ vợ khỏi hẳn và có giấy của Trạm y tế thì cả gia đình mới về thăm nội ngoại. Dự kiến là ngày mùng Năm Tết, sau khi mẹ vợ âm tính lần ba đủ bảy ngày sẽ có giấy của ph🔯ường.
Những cũng chính vì vấn đề này mà vợ tôi stress rồi liên tục cáu gắt với chồng và con từ ngày 28 Tết. Sáng mùng Một, tôi đang gọi điện chúc Tết gia đình thì vợ quát tháo ầm ĩ. Suốt cả ngày hôm đó, chỉ có đúng buổi chiều cả nhà đi chùa là không khí được yên bình, còn cứ ở nhà là căng thẳng. Sáng mùng Hai, vợ tôi làm một bài quát tháo rõ to cả tôi lẫn con. Tôi mất kiềm chế nên tát vợ một cái. Sau đó, vợ tôi cũng bình tĩnh lại, còn tôi thì ôm lấy hai mẹ con vào lòng và cảm thấy vô cùng ân hận vì hành động của mình.
Thực ra tôi là một người rất tôn trọng vợ. Tôi kịch liệt phản đối đàn ông gia trưởng, đánh vợ, nhưng điều đó hoàn toàn khác với "đội vợ lên đầu" hay "sợ vợ" như nhiều người vẫn nói.
>> Sợ vợ
Đàn bà mà ở trong nhà hay ra ngoài đường đều cố lên mặt với chồng, nhất là trước mặt người ngoài, trong khi chồng lặn lội sớm tối, lo toan kinh tế, đó là một người thiếu hiểu biết, thiếu đi đức tính làm mẹ, làm vợ. Ngược lại, đàn ông là trụ cột trong nhà mà cái gì cũng phải hỏi ý kiến vợ, từ việc làm ăn ngoài xã hội, đến cả việc rửa bát đũa, cơm nước trong nhà, đó là một người đàn ông nhu nhược.
Bản thân tôi luôn cố gắng tranh thủ những lúc rảnh dỗi là nhảy vào giúp vợ việc này việc kia trong n🐟hà, nhất là những lúc con mọn, ốm đau, bận bịu. Nhưng, chưa một lần vợ yêu cầu tôi phải làm việc nhà t🐼heo kiểu ra lệnh. Đặc biệt, việc ăn nhậu trong công việc hay với gia đình nội ngoại, vợ tôi cũng không bao giờ ý kiến, bởi cô ấy hoàn toàn tin tưởng vào chồng. Cá nhân tôi cũng hiếm khi bù khú với bạn bè kể từ khi lập gia đình.
Tất nhiên, trong cuộc sống gia đình, đã là vợ chồng thì chẳng nhà nào tránh được những lúc "cơm không lành, canh không ngọt". Nhưng chính những lúc như vậy sẽ làm cho hai người càng thêm trân quý giá trị khi ở bên nhau. Đó mới là chía khóa của hạnh phúc, chứ không phải chuyện ai sợ ai, ai phục tùng ai.
>> Bạn có đồng tình với quan điểm trên? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.