Tôi có hai bằng đại học, bằng thứ nhất là chuyên ngành kỹ thuật (phải thi đầu vào) và bằng thứ hai là chuyên ngành kinh tế (không phải thi đầu vào), không phải học hai năm đại cương vì bảng điểm ở bằng một đạt kết quả khá. Khác với tác giả Đức Phương trong bài viết "🙈Tôi bỏ Đại học hai năm để định hướng lại tương lai🐷", tôi tự lựa chọn nghề nghiệp trước từ năm lớp 12. Cha mẹ tôi không quan tâm con chọn nghề nào? Với họ, chỉ cần là nghề tốt, nghề hợp pháp, đủ nuôi sống bản thân là được. Cha mẹ tôi không có khái niệm làm giàu vì phần lớn cuộc đời của họ đã trải qua những năm chiến tranh và bao cấp.
🐬Cả cha và mẹ tôi đều là dân kỹ thuật. Mẹ tôi học khoa Thiết kế xây dựng trường đại học Bách Khoa Hà Nội, còn cha tôi học giỏi hơn, được nhà nước tài trợ sang Liên Xô du học, chuyên ngành Các phương tiện vận chuyển trên đường ray (xe lửa, xe điện, tàu điện ngầm). Về nước, ông thông thạo cả ba ngoại ngữ - Nga, Anh và Trung Quốc. Với những bạn ưa thích bay nhảy, nghề kỹ thuật tương đối khô khan, nhàm chán. Mọi kiến thức kỹ thuật đều đã được ứng dụng thành công trong cuộc sống từ lâu. Việc của người học là phải tuyệt đối tuân thủ những quy định nghiêm ngặt trong các quy trình kỹ thuật mà bạn đã học.
𓆏Ví dụ, tháo lắp nắp quy lát động cơ xe hơi: mỗi con đinh ốc gắn nắp quy lát, bạn chỉ được xoay 1/4 vòng, lại xoay con ốc tiếp theo cho đến cuối cùng. Cứ như thế cho đến khi các con ốc lỏng ra bạn mới được dùng tay vặn ốc ra khỏi nắp. Không làm đúng như vậy, tháo một con ốc ra luôn rồi tháo tiếp con ốc khác thì nắp quy lát sẽ bị cong vênh. Độ cong vênh rất nhỏ, mắt thường không thấy được nhưng khi lắp nắp quy lát vào lại blog máy sẽ không ăn khớp với gioăng đệm, tạo ra khe hở khiến cho khí nóng trong buồng đốt rò rỉ ra. Cái nắp quy lát ấy xem như vứt.
🧔Còn ngày nay, người ta dùng máy tự động để tháo ốc, có bao nhiêu ốc sẽ có ngần ấy đầu mở cùng mở một lúc. Tuy có máy móc tự động, nhưng kiến thức cơ bản như trên, mọi kỹ sư, kỹ thuật viên cơ khí đều phải biết.
🐽Kinh tế lại khác. Mặc dù ta được học rất nhiều quy luật kinh tế nhưng chúng không có tính tuyệt đối, tức là luôn có ngoại lệ. Cho nên, khi ra làm việc, cứng nhắc quá cũng không được mà buông lỏng quá cũng không xong, luôn phải nghĩ mọi cách để cân bằng. Người có tư duy linh hoạt, ưa thích giải quyết tình huống phát sinh ngoài ý muốn sẽ không chọn ngành kỹ thuật để học.
>> 🌜Học thế nào để sinh viên không còn muốn bỏ đại học?
♌Tôi học bằng hai ngành kinh tế không phải do tôi muốn học, mà do công việc đòi hỏi. Từ kỹ sư trưởng, tôi được bổ nhiệm làm quản đốc. Từ quản đốc, tôi lại được bổ nhiệm làm quản lý kỹ thuật. Trong công việc này có khâu chăm sóc khách hàng, phải tiếp xúc nhiều với khách hàng về các vấn đề bảo quản, bảo dưỡng, bảo trì, trả lời mọi thắc mắc cũng như đề nghị tư vấn của họ. Và rồi, người ta bổ nhiệm tôi làm CEO phụ trách kinh doanh - một nghề đi lệch hoàn toàn với bằng một của tôi.
🍃Nếu không học bằng hai, tôi sao dám nhận chức vụ này? Sự bổ nhiệm này cũng không phải là tức thời. Người ta cho tôi thời gian để đi học bổ sung kiến thức, nhưng vẫn là vừa học vừa làm, cho đến khi sếp trực tiếp của tôi (chính là người mà tôi sẽ thay vào vị trí của ông ta) đến tuổi nghỉ hưu.
🐻Làm quản lý bán hàng không khó như tôi tưởng. Cái gì không biết có thể hỏi và những người đi trước dày dạn kinh nghiệm thương trường luôn có câu trả lời. Tuy nhiên, có một hoạt động kinh tế luôn không có câu trả lời, đó là đầu tư vào đâu để thu lợi nhuận cao nhất trong thời gian ngắn nhất? Chẳng có trường lớp, sách vở nào dạy, từng người phải tự thân vận động. Người này giàu hơn người kia là ở chỗ này chứ bằng cấp, học vấn thì ai cũng như ai.
🃏Nếu bạn không được hướng nghiệp rồi chọn bừa một ngành học nào đó, chẳng may thi đậu đến mức Thủ khoa thì sao? Câu trả lời là cứ yên tâm mà học. Ra làm việc, cố gắng trở thành người giỏi chuyên môn nhất trong nghề nghiệp ấy tại nơi bạn làm việc. Từ đó, sẽ mở ra cơ hội thăng tiến cho bạn.
꧑Bạn muốn làm nghề mà bạn thích? Cũng tốt thôi nếu bạn hiểu được việc ấy vừa làm lợi cho bạn, vừa làm lợi cho tập thể công ty. Thực tế, không có nhiều người hiểu được chuyện này. Việc mà họ thích ấy nhiều khi chẳng chung đường với lợi ích của tập thể, dẫn đến chuyện "sao tôi làm việc 10 năm, 20 năm mà không được lên chức, không được tăng lương?". Lý tưởng nhất là làm công việc mà bạn thích đồng thời cũng là nghề tự do không bị lợi ích tập thể ràng buộc.
♛Hướng nghiệp giúp cho bạn tìm được nghề mà mình thích. Nhưng khi thật sự bước vào môi trường học và làm nghề đó, sẽ có rất nhiều cái mà bạn không thích mà vẫn phải làm, từ từ dẫn đến chán nản và buông xuôi. Điều này thường xảy ra với những người khi còn học phổ thông thần tượng hóa một nghề nghiệp nào đó. Cho nên, thích là một chuyện, có đào sâu chí thú với nghề nghiệp hay không là chuyện khác.
>> Bạn đã phải thay đổi kế hoạch cuộc đời khi vào Đại học như thế nào? Gửi bài tại đây.