Đi xin việc, thái độ💮 thế nào cho chuẩn mực? Câu hỏi này từng khiến nhiều thế🐲 hệ sinh viên băn khoăn, trăn trở. Đám bạn tôi khi mới ra trường, phần động lựa chọn cách khúm núm, khiêm nhường, cố gắng tạo ấn tượng tốt nhất cho nhà tuyển dụng với một hình ảnh ngoan ngoãn, lễ phép, "gọi dạ bảo vâng". Và hầu hết trong số đó đều nhanh chóng được nhận vào làm việc.
Tôi lại thuộc số ít những người đi🍰 ngược lại đám đông, khi quan niệm rất khác về mối quan hệ giữa người tuyển dụng và người lao động. Tôi luôn tâm niệm rằng "mình đi tìm việc, kiếm việc làm chứ không phải xin ai đó ban phát cho một công việc". Đơn giản vì tôi khá tự tin với những kiến thức mình tích lũy được trong suốt những năm ngồi trên ghế giảng đường. Vậy nên, thay vì cố gắng tỏ vẻ ngoan hiền trước mắt nhà tuyển dụng, tôi chọn cách tự tin, thể hiện khả năng và thẳng thắn đề đạt nguyện vọng về mức lương, mục tiêu, định hướng cho công việc muốn nhận được.
Nhưng cũng vì thế mà con đường tìm việc làm của tôi trắc trở hơn bạn bè khá nhiều. Trong khi những người khác sớm tìm được một "chốn dung thân", tôi lại mất tới hơn một năm trời, phỏng vấn qua hàng chục công ty lớn nhỏ khác ⭕nhau, từ chối nhiều vị trí được săn đón trên thị trường, chỉ vì không thấy bản thân mình được trân trọng hay đối xử công bằng.
Một điểm chung mà tôi thấy ở hầu hết các nhà tuyển dụng là việc họ luôn đứng ở vị trí bề trên, người làm chủ, còn những ứng viên đến xin việc phải răm rắp nghe theo sự sắp xếp, bố trí của họ. Không ít nhà tuyển dụng tôi gặp còn giữ thái độ như ban ơn, bố thí công việc cho những người trẻ mới ra trường. Lâu dần, giữa họ và người tìm việc hình thành mối quan hệ xin - cho (tôi cho anh một công việc, anh phải làm việc theo sự sắp xếp của tôi, chế độ lương thưởng dꦕo tôi quyết định). Tất nhiên, tôi từ chối thẳng thừ🥃ng.
Theo tôi, thị trường việc làm giờ đã khác xưa rất nhiều. Mối quan hệ giữa nhà tuyển dụng và người lao động không chỉ là một chiều mà đến từ hai phía, cộng tác đôi bên cùng có lợi. Trên qua꧅n đꦜiểm đó, người tìm việc làm cần hiểu rõ về giá trị của bản thân. Chúng ta bán sức lao động của mình để đổi lấy chế độ đãi ngộ, lương thưởng xứng đáng. Do đó, nếu bạn tự tin về chất lượng lao động của bản thân (món hàng mà bạn bán), đừng bao giờ chấp nhận bán rẻ chúng.
>> Năm thái độ giúp tìm được việc lương cao
Bảy năm kể từ lúc ra trường, mất hơn một năm đầu tìm việc và kinh qua khá nhiều doanh nghiệp sau đó, tôi từng bước bắt kịp bạn bè và vươn lên. Giờ nhìn lại, không ít người bạn của tôi khi xưa có việc sớm, nay vẫn lẹt đẹt một chỗ, lương thấp, chế độ nghèo nàn, công việc không có tương lai. Còn tôi, xuất phát chậm hơꦅn, nhưng lựa chọn được công ty tốt, tạo được tiền dề tốt để làm bàn đạp phát triển sự n𒀰ghiệp sau này.
Tới đây, tôi chuẩn bị tách ra làm riêng, tự xây dựng doanh nghiệp riêng của mình. Từ người làm thuê, tôi sẽ trở thành ông chủ. Tuy nhiên, quan điểm lựa chọn nhân viên của tôi vẫn không thay đổi, đó phải là những người hiểu rõ về giá trị của🅷 bản thân, tự tin vào khả năng của mình và dám đánh đổi tâm sức để giành lấy mức đãi ngộ xứng đáng. Điều đó tốt cho bản thân họ và cho doanh nghiệp của tôi.
Tôi hy vọng, thế hệ sinh viên trẻ sau này 🐬sẽ dần thay đổi tư duy tìm việc. Hãy tự tin đối mặt, tìm cho mình một công việc xứng đáng với khả năng của bản thân, thay vì luồn cúi để xin cho được một công việc nào đó, miễn sao không bị thất nghiệp, để rồi mãi ngồi than thở về việc nặng, lương thấp. Một doanh nghiệp tốt sẽ đối xử với bạn như một cộng sự đồng hành chứ ông phải như một thuộc cấp.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của tôi sẽ giúp ích phần nào cho các bạn trẻ đang loay hoay trên con đường tìm kiếm một công việc phù hợp cho bản thân. Nếu bạn chưa nhiều va vấp, chưa có kinh nghiệm, hãy tự tin chứng tỏ sự nhiệt huyết, bản lĩnh🐼, tầm nhìn và khát vọng của bản thân ngay trong buổi đầu phỏng vấn. Tôi tin bạn sẽ tìm được thứ mà mình muốn, dẫu cho phải đánh đổi thêm một chút thời gian sàng lọc.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.