Ngày 3/10, tàu Cát Linh - Hà Đông đón 31.020 lượt khách - kỷ lục mới về lượng khách đi tàu trong những ngày làm việc, cao hơn 3.000 lượt so với tuần trước. Vào ngày lễ 2/9 vừa qua, Metro Hanoi cũng đón tới 55.000 lượt khách. Tỷ lệ khách sử dụng vé tháng hiện vào khoảng 70%. Đây là những con số gây ấn tượng, mở ra những t🐼ín hiệu tích cực cho giao thông công cộng của thủ đô.
Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm thấy thực sự thoải mái khi đi tàu điện, nhất là khi đến giờ vẫn chỉ có duy nhất một tuyến Cát Linh - 🌃Hà Đông dài 13 km trên cao, khả năng kết nối chưa tốt.
Nhà tôi ở đường Khuất Duy Tiến, trong khi công ty ở tận trên Hồ Hoàn Kiếm. Vì quá nản với tình trạng tắc đường mỗi ngày ở đoạn đường Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương vào giờ cao điểm, nên tôi đã quyết định chọn đi tàu điện. Thế nhưng, hành trình đi làm của tôi cũng chẳng mấy dễ cꦺhịu khi bị chia nhỏ ra rất nhiều chặng.
Buổi sáng, tôi phải dậy sớm, đạp xe 5 phút để ra điểm gửi xe đạp, rồi đi bộ 5 phút để lên tàu, thời gian đi tàu mất 10 phút nữa. Đến ga Cát Linh, tôi lại đi bộ thêm 5 phút để ra chỗ gửi xe máy. Sau đó,🦩 tôi đi xe máy lên công ty mất khoảng 20 phút (vì tàu điện chưa kết nối với các tuyến khác). Như vậy, tổng cộng thời gian di chuyển trên đường 🌱của tôi là 45 phút (trong điều kiện lý tưởng, không có vấn đề phát sinh như tắc đường, tai nạn, sự cố...).
>> 'Xe máy tiện lợi🎶 mấy cũng p꧃hải bỏ để phát triển Metro'
Nói về chi phí, mỗi ngày tôi phải gửi xe đạp với giá 5.000 đồng (100.000 đồng một tháng), đi tàu vé tháng giá 200.000 đồng, gửi xe máy hết 18.000 đồng một ngày đêm (540.000 đồng một tháng, tôi gửi xe dưới hầm toà nhà đối diện ga). Thực ra, tôi có một lựa chọn khác là gửi xe ngoài trời với giá rẻ hơn (10.000 đồng một ngày đêm) nhưng chỗ gửi quá đông đúc, lại khó lấy xe ra vào. Ngoài ra, tiền xăng xe máy (xe số) của tôi hết khoảng 120.000 đồng một tháng. Như vậy, mỗi tháng, tôi phải bỏ ra 960.000 đồng để đi làm từ nhà tới công ty và ngược lại.
Gần một triệu đồng chỉ cho việc di chuyển với tôi là một con số không hề nhỏ, nhất là khi so với chi phí đi lại chỉ bằng xe máy như trước. Nhưng tôi vẫn lựa chọn đi tàu điện vì quá chán ngán cảnh phải hít khói và tắc nghẹt đường những lúc trời mưa suốt 12 năm qua. Mong muốn của tôi lúc này chỉ là các cơ quan chức năng sớm xúc tiến tuyến ngầm Cát Linh - Hồ Hoàn Kiếm để tăng khả năng kết nối và phạm vi hoạt động của tàu điện. Điều đó sẽ giúp những người như tôi có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc để chăm sóc gia đình, con cái.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.