"Hãy tưởng tượng có một người thông minh nhất, thành công nhất, được trọng vọng nhất trong lĩnh vực của bạn bước vào phòng bạn, kéo ghế ngồi rồi nói 'Tôi thấy anh nên như thế này...' thì người đó chính là Source of Self-Regard", tờ New York Times giới thiệu𓄧 về sá🤪ch mới nhất của nhà văn từng đoạt giải Nobel Văn chương 1993.
The Source of Self-Regard tập hợp những tiểu luận, diễn văn và bài t൲hiền của nữ sĩ gốc Phi. Sách được ví như bản hòa tấu những giai điệu nhạc jazz xưa nhưng không cũ, trỗi dậy trong thời đại của những huyên náo, nỗi buồn và chiến tranh. Cũng bằng những lý lẽ thấu suốt, mạnh mẽ và văn phong đẹp, tập tiểu luận 👍truyền tải thông điệp về tư duy và lối hành xử đúng đắn nhằm cứu rỗi tâm hồn của con người, đặc biệt giá trị đối với thế hệ tương lai.
Tác phẩm mới nhất của Toni Morrison một lần nữa khẳng định nữ sĩ không đơn thuần là một tiểu thuyết gia, mà hơn thế, còn là một nhà hiền triết. Sách mang đến những lời khuyên bổ ích về nuôi dưỡng tư duy và tâm hồn dành cho tất cả độc giả ở mọi thành phần, độ tuổi.𓃲
Sách gồm 43 bài viết chia thành ba phần: "The Foreigner's Home", "Black Matter" và "God's Language". Tác phẩm mở đầu bằng lời tưởng niệm dành cho các nạn nhân của vụ khủng bố 11/9 tại Mỹ rồi mở rộng câu chuyện sang các lĩnh v🦹ựcꦏ nghệ thuật, ngôn ngữ và lịch sử.
Nhiều chủ đề lớ𝓡n của nhân loại được đề cập trong sách như: Lịch sử thế giới,♋ tôn giáo, triết học, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bài Do Thái, nữ quyền, chiến tranh... Tác phẩm tham chiếu đến nhiều tên tuổi lỗi lạc như nữ văn sĩ Đan Mạch Isak Dinesen, tiểu thuyết gia Camara Laye và đôi lúc tự soi chiếu chính ký ức nhiều trói buộc của Morrison. Tất cả quyện lại bằng văn phong dìu dặt và giàu xúc cảm như một bản nhạc jazz.
"Nếu Toni Morrison là một ca sĩ, bà ấy sẽ là ca sĩ vĩ đại nhất của thế giới. Và cuốn sách này có lẽ là bài hát quan trọng nhất của bà", New York Times khen ngợi.
Trong bài điếu văn dành cho tiểu thuyết gia da màu nổi tiếng - James Baldwin - từng được bà đọc trước Tổ chức Ân xá Quốc tế "The War on Error", Toni Morrison nhấn mạnh tầm quan trọng của một cuộc chiến quyết liệt chống lại thái độ vô cảm, sự thờ ơ và những lời nói dối đang lây lan trong xã hộiꩲ. Bà cũng dẫn lại cách tℱhức bản thân thiền định để tư duy thấu suốt khi viết những cuốn tiểu thuyết nổi danh trước đây.
Toniꦜ Mo🎀rrison đón sinh nhật lần thứ 88 vào ngày 18/2. Từ một thân phận da đen khiêm nhường, bà hiện là một trong những danh nhân còn sống vĩ đại nhất của văn chương thế giới. Bà dẫn lối cho độc giả đến với bình yên, công lý, công bình sắc tộc, nghệ thuật, âm nhạc và ngôn từ, giúp độc giả biết cách sống tự do tro🗹ng thế giới nhiều trói buộc. Như cách nói của tôn giáo, Morrison đã sống một cuộc đời phụng sự. Tất cả giải thưởng và tôn vinh bà nhận được, bà đều đã trả bằng những tổn thương của chính cuộc đời mình.
Lớn lên tr💝ong bối cảnh kỳ thị sắc tộc nặng nề, Morrison từng gặp nhiều khó khăn trong mọi hoạt động. Sinh ra trong một gia đình trung lưu tại Lorain, Ohio, Mỹ, bà tốt nghiệp Đại học Howard dành cho người da màu và lấꦺy bằng thạc sĩ ở Đại học Cornell - thành viên khối tinh hoa Ivy League. Bà đi dạy và nuôi hai người con trai, trước khi nhận công việc biên tập viên cho một nhà xuất bản tại New York. Nơi đây, bà hỗ trợ biên tập cho nhiều nhà văn nổi tiếng như Toni Cade Bambara, Henry Dumas...
Bà nổi tiếng là một người nhút nhát, thận trọng bên ngoài, nhưng cũng chính trực, đề cao sự thật. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Toni Morrison kể lại câu chuyện quá khứ khắc sâu vào tính cách của b൩à. Hồi còn trẻ, bà giúp việc cho một gia đình da trắng giàu có. Một lần bị ﷺchủ mắng là vô dụng, bà khóc chạy về nhà. Mẹ bà khuyên con gái nghỉ việc, nhưng bố bà đã dạy một bài mà Morrison không bao giờ quên: "Con hãy đi làm, kiếm tiền rồi về nhà. Con không sống ở đó".
"Bà không thuộc về cộng đồng Mỹ da đen hay da màu, bà không phải là một trong chúng ta mà là tất cả chúng ta. Bà không hiện diện cho một quốc gia mà là tất cả", nhà văn James McBride người viết bài bình luận sách mới của Morrison bình luận trên New York Times.
Cuộc đời Morrison là một cuốn cẩm nang cho độc giả biết cách sống khiêm nhường, tự nhận thức được cái tôi nhỏ bé, để từ đó sống biết ơn, biết rung cảm và biết hướng về cái lớn lao. Để biết nhìn vào cái đẹp và cái xấu của thế gian. Để yêu lấy nó, yêu ai đó và yêu cuộc đời này. Suy cho cùng,🌊 đọc sách của Morrison, là để tìm về cội nguồn của sự yêu thương.
Toni Morrison đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1988 và giải Nobel Văn học năm 1993. Những tác phẩm nổi tiếng nhất của bà gồm The Bluest Eye (Mắt biếc), Beloved (Người yêu dấu - đã xuất bản tại Việt Nam), The Origin of Others (Nguồn gốc của ngoại tộc - phát hành ở Việt Nam vào cuối năm 2018).
Bảo Khánh
Xem thêm: