UBND TP HCM sẽ báo cáo Đoàn đại biểu Quốc hội, Ban thường vụ Thành uỷ đề án không tổ chức HĐND quận, phường trong tháng 6, trước khi trình Trung ương. Trước đó, TP HCM là một trong 10 địa phương thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường theo Nghị quyết 26 của Quốc hội khóa XII, có hiệu lực ngày 1/4/2009. Tuy nhiên, theo Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính phải có HĐND và UBND nên từ năm 2016, thành phố lập lại HĐND các cấp với biên chế tăng hơn 8.300 người, kinh phí hơn 47 tỷ đồng một năm.
Đánh giá về đề án này, độc giả Lâm bày tỏ nỗi băn khoăn:
Tôi cho rằng cần tuân thủ 🌄Hiến Pháp, không thể tùy tiện bỏ HĐND cấp quận, huyện, phường, xã. Ở đâu có chính quyền, ở đó phải có đại diện dân cử để giám sát chính quyền. Bỏ HĐND thì ai sẽ giám sát cơ quan Nhà nước nếu xảy ra tiêu cực, lạm quyền? Lâu nay, HĐND cấp thấp không hoạt động vì không rõ ràng chức năng, nhiệm vụ. Đơn kiện của người dân sẽ không nườm nượp gửi đến cơ quan cấp cao dẫn đến việc tiếp dân trở nên quá tải nếu các HĐND cấp thấp làm tốt nhiệ𝔉m vụ được giao.
HĐND là cơ quan lập pháp cấp thấp có n✤hiệm vụ giải quyết khiếu nại cho dân với những vấn đề tồn tại ở cấp cơ sở. Ngoài ra, cơ quan này còn có chức năng xây dựng luật pháp ở cấp địa phương. Quốc có quốc pháp, gia có gia quy. "Quốc pháp" do Quốc hội ban hành có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. "Gia quy" do HĐND các cấp ban hành phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, không mâu thuẫn với "quốc pháp" và chỉ có hiệu lực tại địa phương đó.
Muốn ứng cử vào HĐND các cấp, đại biểu dân cử phải am hiểu luật hoặc biết cách tra cứu đọc hiểu luật. Đó gọi là tư cách ứng cử. Tư cách này phải được ghi rõ trên lý lịch quá trình công tác dán ở các đơn vị bầu cử. Đại biểu dân cử của cơ quan lập pháp cấp càng thấp càng phải am hiểu luật vì công việc của họ trực🃏 tiếp đụng chạm đến dân. Lâu nay, HĐND cấp thấp gần như không hoạt động mà lẽ ra nó phải bận rộn hơn bất cứ cơ quan Nhà nước nào.
Người dân có quyền đâm đơn kiện lên HĐND khi bị làm khó trong các thủ tục hành chính của UBND. HĐND phải có nghĩa vụ xác minh và trả lời cho dân biết việc làm khó ấy là đúng hay sai luật? Nếu xác minh là đúng, HĐND có quyền đình chỉ công tác của quan chức vi phạm và đề nܫghị cảnh sát Bộ Nội vụ điều tra.
Tham nhũng tiêu cực khắp nơi vì cơ quan giám sát luật, tức là các HĐND còn buông lỏng. Có người sẽ hỏi, tòa hành chính dùng để làm gì? Xin thưa, tòa hành chính chỉ xét xử những vụ vi phạm hành chính của cơ quan Nhà nước với dân có liên quan đến tiền bạc vật chất mà HĐND không thể hóa giải được. Sau vụ kiện, cơ 🉐quan Nhà nước có thể có hoặc không bồi thường cho dân nhưng quan chức không bị mất chức. Còn nếu bị HĐND phát hiện làm bậy, quan chức mất chức là chuyện đương nhiên.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Chia sẻ bài viết cho trangÝ kiến tại đây.