Sáng 4/10, đại diện Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM cho biết ngành y tế đang điều tra tiền sử đi lại, lập danh sá♐ch người tiếp xúc gần với bệnh nhân trong vòng 21 ngày trước khi khởi bệnh.
Trước đó, hôm 2/10, người này đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM khám với các dấu hiệu nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ, sau đó kết quả xét nghiệm dương tính. Hiện, anh được cách ly điều trị, sức khỏe ổn định. C🤡ác trường hợp tiếp xúc gần hiện sức khỏe bình thường, chưa ghi nhận dấu hiệu bệnh. Những người này tự theo dõi sức khỏe tại nhà 21 ngày, thông báo trạm y tế nếu có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.
Đây là ca đậu mùa khỉ thứ 6 tại Việt Nam, ca thứ 5 ở TP HCM và là ca nội địa thứ tư. Giải trình tự gene virus lấy từ bệnh nhân thứ ba ghi nhận chủng virus mang kiểu gene khác với hai trường hợp đầu tiên mắc bệnh nhập cảnh t꧋ừ Dubai vào Việt Nam tháng 10 nă🐭m ngoái.
Hiện, chưaꦚ rõ nguồn lây bệnh cho các ca bệnh gần đây, cũng như mối liên quan về mặt dịch tễ.
Các chuyên gia y tế cho rằng trong xu thế toàn cầu hóa, giao thương du lịch dễ dàng giữa các quốc gia như hiện nay, nguy cơ bệnh từ nước ngoài xâm nhập vào và lây lan là hoàn toàn có thể. Các ca đậu mùa khỉ lây nhiễm nội địa chứng tỏ bệnh đã du nhập vào Việt Nam và lưu hành trong cộng đồng, trong bối cảnh số ca mắc mới đa🦋ng gia tăng mạnh ở Thái Lan và Trung Quốc.
Đậu mùa khỉ lây từ người sang người qua tiếp xúc gần với người bệnh phát ban đậu mùa khỉ, bao gồm qua tiếp xúc mặt với mặt, da với da, miệng với miệng hoặc miệng với da, gồm cả ꦡquan hệ tình dục.
Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ như sốt trên 38 độ C, nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau đầu, đau cơ, đau lưng, suy nhược, cần liên hệ c💮ơ 🥀sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Người này cũng chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.
Lê Phương