"Phim tái hiện cuộc sống như tái hiện mảng nào? Tích cực hay tiêu cực? Làm phim tích cực khó hơn nhiều làm phim tiêu cực. Vì thế, nếu một bộ phim chỉ có khả năng 'tái hiện cuộc sống tiêu cực' của bộ phận không nhỏ tầng lớp thích nói năng bỗ bã, chửi bới, ít học, chưa trưởng thành, thị hiếu không hoàn chỉnh, với mục đích duy nhất là để kiếm tiền doaꦺnh thu phòng vé thì tôi không đánh giá cao những tác phẩm điện ảnh như vậy. Vậy nên, nhiều phim ở ta cứ na ná nhau, như trò mãi võ sơn đông, chỉ thấy chửi bới ồn ào, không có giá trị giải trí lành mạnh, bổ ích và càng không phải phim nghệ thuật".
Đó là quan điểm của độc giả Mạc Nguyên Chung xung quanh phát biểu của Trấn Thành trong buổi giới thiệu Mai - phim ra rạp Tết Giáp Thìn khi được hỏi về số lượng những cảnh "chửi tục" có nhiều như tác phẩm trước? "Xem phim phải xem cái thật, nếu chỉ toàn giả thì đâu còn gọi là phim", đó là lời khẳng định của nam nghệ sĩ về thói que🐽n đưa các cảnh "chửi bậy" vào phimꦐ của mình.
Không đồng tình với quan điểm của Trấn Thành, bạn đọc Nguyenduynamk phản biện: "Cuộc sống bây giờ có quá nhiều điều tiêu cực khi tác động của mạng xã hội là rất lớn đối với tư duy của nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ. Nên tôi nghĩ sứ mệnh của những người làm nghệ thuật nói riêng (khi một tác phẩm của họ ít nhiều sẽ được đông đảo công chúng biết đến) và của đại chúng nói chung là mಞang đến nhiều điều tích cực hơn.
Nhiều bạn sẽ nói không thích thì không cần đi xem.♎ Nhưng một sản phẩm điện ảnh không dừng ở chuyện xem hay không xem, nó là một tác động đến xã hội. Nên xét cho cùng, 'tái hiện cuộc sống' có đúng có thật đến mức nào, thì cũng cần phải chọn lọc".
Cùng chung quan điểm, độc giả Tôm nhấn mạnh: "Người Nhật không bao giờ chửi bậy, ai học t𓃲iếng Nhật hay sinh sống ở đất nước này sẽ thấy trong ngôn ngữ sinh hoạt của họ cũng không có chửi thề. Họ kiểm soát phim ảnh cực gắt, tất cả phim trên t🍎hế giới muốn xuất hiện ở rạp của Nhật đều phải được lồng tiếng Nhật, xóa phụ đề các từ chửi tục.
Một số nghệ sĩ Việt hiện nay đang đem tiếng chửi tục vào các tác phẩm của mình đến mức lạm dụng. Đừng ngụy biện đó 🃏là 'đời', là 'văn hóa khu lao động bình dân'... Nếu là một người có học thức cao, đủ hiểu biết và là một đạo diễn cứng tay thì hoàn toàn có thể tái hiện cuộc sống khu lao động bình dân bằng ngôn ngữ điện ảnh, chứ không phải bằng ngôn ngữ chửi tục như vừa🍬 rồi".
>> 'Ngáp ngắn ngáp dài xem phim Nhà bà Nữ'
Trong khi đó, với cái nhìn cởi mở hơn, bạn đọc Trathahai lại cho rằng: "Ngoài đời, chửi bậy có khá nhiều, thậm chí ngôn từ tục tĩu, bẩn thỉu cũng có. Nhiều nhất vẫn là chửi thề, tồn tại khắp nơi và được phát ra thường xuyên, đó mới chính là đời. Thỉnh thoảng, ta còn bắt gặp chửi thề rất hài. Việc chắt l🍰ọc và phản ánh cuộc sống lên phim ảnh thì có chửi bậy một chút cũng không sao".
"Phim là phải thật, phải lột tả hết được thói hư tật xấu, lẫn những điều tốt đẹp trong cuộc sống, đừng nên 'tốt khoe, xấu che', như vậy sẽ làm mọi người lầm tưởng cuộc sống này toàn màu hồng", độc giả Huynh Anh Duy nói thêm.
Khẳng định việc đánh giá chất lượng một bộ phim qua việc sử dụng chửi bậy là thiếu khách quan, bạn đọc Pham Nguyen Ngoc Tuan kết lại: "Trong bối cảnh của xã hội, bao giờ cũng có hai mảng sáng - tối xen kẽ lẫn nhau. Tùy theo góc nhìn của mỗi người mà các đạo diễn có thể khai thác các câu chuyện từ những mảng sáng - tối đó. Mỗi mảng đều có những câu chuyện rất nhân văn về cuộc sống, vì tất cả đều xoaജy quanh về con người và các mối quan hệ cộng sinh.
Do đó,ꦍ việc đạo diễn chọn lọc bối cảnh để nêu bật lên câu chuyện là điều hết sức bình thường. Chúng ta nên bớt nhìn qua lăng kính một của một sự văn minh để rồi phán xét là chửi bậy hay gì đó. Xem phim là để giải trí, để có thêm các góc nhìn về những câu chuyện mà bộ phim muốn truyền tải, để rồi chính bản thân mỗi người xem sẽ chiêm nghiệm và nhận ra những giá trị cho riêng mình.
Còn thực sự, tích cực hay tiêu cực là do bản thân mỗi người cảm nhận. Có những cái tiêu cực nhưng lại có thể nhìn dưới góc độ tích cực ở các khía cạnh khác. Bởi vì suy cho cù🍸ng, chẳng có💟 điều gì là tận cùng của sự tiêu cực hay tích cực cả., Đó đơn giản là hai mảng đan xen của cuộc sống và đó cũng chính là cái hay của điện ảnh mang lại".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.