Theo trang Artron, nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ Trung Quốc chơi trò liên quan quả bóng từ thời Đông Hán, cá💎ch đây 1.800 năm. Từ Hán tới Thanh, mỗi triều đại đều có hoạt động bóng đá dành cho phụ nữ nhưng chủ yếu diễn ra trong cung đình hoặc giới văn nhân, như một trò giải trí.
Trò chơi đá bóng thời cổ đại được gọi là "Thúc cúc" (cuju). Dựa vào những hiện vật khai quật được cùng các tác phẩm thư họa cổ, phần đông nhà khảo cổ nhận định môn này bắt đầu từ thời Chiến Quốc. Các cuốn Chiến Quốc sách và Sử ký - Tô Tần liệt truyện đều ghi 𝄹đây là trò chơi được nhiều người yêu♊ thích.
Theo ghi chép lịch sử, Hán Cao Tổ Lưu Bang từng cho xây dựng "cúc thành" quy mô lớn để làm nơi chơi bóng đá, rèn luyện quân sự. Trước thời Đường, quả bóng được làm từ da, bên trong nhét lông động vật. Sang thời Đường, "thúc cúc" dần dần k💧hông còn là môn rèn luyện quân sự, trở thành hoạt động vui chơi giải trí, vì thế quả bóng được thiết kế để tăng độ đàn hồi, phụ nữ cũng tiếp xúc trò thúc cúc phổ biến hơn.
Cuốn Kịch đàm lục (thời ꦺĐường) ghi chép câu c♌huyện cô gái độ 16 tuổi mặc đồ rách rưới, đi dép gỗ đứng xem các chàng trai chơi bóng. Quả bóng đột nhiên lăn dưới chân, cô gái đá bay lên cao vút, khiến người xung quanh ngạc nhiên.
Nhiều bức tranh cổ tái hiện những trò tiêu khiển của phụ nữ trong cung. Bức Sĩ nữ của Đỗ Cận (thời Minh) miêu tả cảnh hơn 100 cô gái vẽ tranh, chải tóc, chơi nhạc cụ, chơi thúc cúc. Tác phẩm được ví như cuộn phim tài liệu về cuộc sống chốn cung cấm🦹 của phụ nữ.
Bức Thúc cúc của Hoàng Quyển (thời Tống) miêu tả các cô gái quý tộc xiêm y thướt tha, chơi bóng dưới những tán hoa. Khác bóng đá hiện đại yêu cầu tốc độ và thể lực, môn thúc cúc dành cho nữ chú trọng tính biểu diễn. Vì thế thời cổ đại, phụ nữ chơi bóng được gọi là "mỹ nhân thúc cúc", thể hiện sự mềm dẻo, khéo léo và uyển chuyển của các cô gái. Tiền Phúc (1461-1504) - trạng nguyên thời Minh - từng viết bài thơ Thúc cúc, với ý thơ: "Buổi chơi thúc cúc một ngày tháng 2🐭, gió tiên thổi hai gái thuyền quyên, mồ hôi trên má hồng như sương đọng trên hoa, bụi vương trên lông mày lá liễu".
Nghinh Xuân