Lùng sục mọi nhóm review, cùng con luyện thi trước 3-4 tháng, xếp hàng thâu đêm để nộp đơn đăng ký... nhiều phụ huynh đang bằng mọi cách giành giật suất vào lớp 1 trường đওiểm, trường top đầu cho con. Cuộc đua này ngày càng trở nên khốc liệt trong những năm gần đây. Theo thống kê, năm học 2023-2024, học sinh vào lớp 1 tại Hà Nội tăng hơn 11.000 em, đồng ꦛnghĩa với việc cạnh tranh trường lớp ngày một gắt gao hơn.
Đánh giá giá về cuộc chiến 'săn' trường cho con từ lớp 1, độc giả Duy Ebos nêu quan điểm:
Dù biết môi trường đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ, nhưng tôi không quan tâm lắm đến việc phải cho con vào trường nào. Thứ tôi bận tâm là con mình học như thế nào và học được những gì? Vì đối với tôi trường điểm hay bình thường cũng không khác biệt lắm, cái khác rõ nhất chỉ là kỳ vọng của phụ huynh.
Thực sự, các bậc🦂 phụ huynh nên xem lại vấn đề chọn trường cho con. Trường điểm hay trường thường, liệu nó quyết định được bao nhiêu phần trăm đến việc con cái học tập, trưởng thành, lớn lên và thành công? Tôi từng chứng kiến nhiều trẻ được cha mẹ tìm mọi cách xin vào trường điểm rồi sau đó học tập không có gì nổi trội. Thậm chí, sau này, các bé còn thua xa mấy trẻ vùng nghèo khó, học trường làng. Rất nhiều tấm gương học sinh nhà nghèo, không có điều kiện học hành nhưng vẫn thi đỗ đại học với điểm số cao, thậm chí đỗ thủ khoa.
Xét cho cùng, kiến thức cũng chỉ là nền tảng căn bản, còn thành công, thành nhân sau này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khá💙c, như con em chúng ta có thật sự thích học gì đó không, áp lực mà chúng ta vô tình tạo ra cho mấy cháu có quá lớn không, chúng ta có giáo dục con đề cao tín, lễ, nghĩa hàng ngày không (lời ăn, tiếng nói, lễ độ, đối xử tốt mọi người, không vứt rác, phải xếp hàng không chen lấn, giành giật...).
Ngoài kiến thức căn bản ở trường học và ngoại ngữ rất quan trọng, nên nhớ, thời thế đã thay đổi, ở Việt Nam, tấm bằng đại học giờ không còn là thứ gì đó quá ghê gớm nữa, chỉ là một trong nhan nhản các loại giấy chứng nhận cho cả một giai đoạn học hành. Khi đi phỏng vấn, bạn không thể lấy cái bằng tố💃t nghiệp đại học ra để ghi điểm với nhà tuyển dụng được. Thứ quan trọng hơn là thực tế bạn đã học và làm được gì cụ thể, sự nhạy bén ra sao...
Thậm chí, nhiều người học nhiều trường rất có tiếng nhưng tới khi ra đi làm còn thua xa mấy em học trường trung cấp nghề. Chẳng nói đâu xa, các bậc phụ huynh hẳn không ít lần nghe được những câu chuyện thành công của nhiều bạn trẻ do có nghề cụ thể✃, quyết tâm làm được điều mình thích, chứ không phải là nhờ học trường điểm này kia".
>> 'Phải cho con học trường chất lượng cao'
Lấy dẫn chứng từ chính trường hợp của bản thân, bạn đọc NPH Ha nhấn mạnh trường điểm hay trường chuyên không quyết định thành công của người học tron🅘g tương lai: "Hồi học cấp một, cấp hai, tôi chỉ học trường thường. Đến cấp ba, tôi chuyển sang học trường chuyên. Nói thật, học xong, tôi rút ra kết luận là học chuyên, học trường điểm cũng chẳng 𝓀để làm gì.
Đại học ở Việt Nam quanh đi quẩn lại vẫn chỉ có những trường đó, học sinh vẫn phải đi học thêm ở ngoài để thi đỗ. Chứ học trường chuyên, giáo viên biết là nửa lớp đi du học rồi, nên sẽ dạy rất chꦺậm, không đủ để luyện thi đại học. Ở đại học, cũng đầy người học trường thường vẫn vào được đó thôi. Ra đi làm, giờ người ta quan trọng năng lực và kinh nghiệm thực tế hơn bằng cấp. Bạn cùng học cấp ba với tôi giờ đa số còn làm việc lung🀅 tung hoặc đi học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ (thất nghiệp).
Thật sự, với kinh nghiệm của một người từng học chuyên, tôi chỉ thấy môi trường này rèn luyện tinh thần thép cho học sinh vì giờ kiểm tr🍌a luôn căng thẳng. Tất nhiên, môi trường ở đây cũng có điểm tốt hơn, khi mà tổng điểm trung bình của cả lớp toàn là 9.0 thì bạn cũng phải cố theo thôi. Nhưng cuối cùng, điểm số đó cũn🍸g chẳng để làm gì, trừ gây ảnh hưởng tâm lý tới trẻ.
Nói chung, tôi thật sự thấy việc chạy đua cho con đi học trường chuyên, lớp chọn, trường điểm cũng chỉ là để thỏa mãn cái tôi của phụ huynh mà thôi, để cha mẹ có thể đi khoe với người khác rằng con mình giỏi ra sao? Chứ trong môi trường🦩 đó thật sự ra sao, con cái học hành bị áp lực tâm lý thế nào thì khôn𝓡g phải phụ huynh nào cũng hiểu".