Theo lý thuyết, vi♓ệcꦑ tự chụp ảnh bản thân dường như vô hại. Bạn thích vẻ đẹp của mình vào một lúc nào đấy, vì thế bạn chụp ảnh và chia sẻ trên mạng xã hội để mọi người bình luận... Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu mới đây, chụp ảnh "tự sướng" và đăng lên mạng làm hạn chế các mối quan hệ trong thế giới thực. Hơn nữa, một vấn đề mới phát sinh, đó là việc này khiến nhiều người muốn tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ.
Theo một nghiên cứu của Hiệp hội phẫu thuật thẩm mỹ Mỹ (AAFPRS), sự nổi lên của trào lưu tự chụp ảnh bằng điện thoại t♐á🧸c động lớn tới ngành công nghiệp dao kéo, nhất là chỉnh sửa gương mặt.
Trong một cuộc thăm dò ý kiến, với sự tham gia của 2.700 bác sĩ, nhằm tìm ra xu hướng thẩm mỹ hiện nay, người ta thấy rằ🔯ng, cứ ba người thì có một người để ý thấy sự gia tăng nhanh chóng của các yêu cầu thẩm mỹ, khi bệnh nhân nhận thức được vẻ bề ngoài của mình tác động nꦍhư thế nào trên mạng xã hội.
Trên thực tế, 13% thành viên của AAFPRS cũng xác nhận rằng, khi việc chia sẻ hình ảnh gia tăng, thì số người không hài lòng với vẻ bề ngoài của mình cũng tăng lên. AAFPRS cũng cho biết, các ca nâng mũi tại Mỹ vào năm 2013 tăng 10%, ♏thủ thuật cấy tóc tăng 7% và phẫu thuật cắt mí tăng 6% so với năm trước.
Ông Edward Farrior, chủ tịch Hiệp hội phẫu thuật thẩm mỹ Mỹ cho hay: "Nền tảng của các trang mạng xã hội như Instagram, Snapchat hay ứng dụng trên iPhone, selfie.im, chủ yếu dựa trên hình ảnh. Các bệnh nhân giơ điện thoại lên chụp chính mình như là dùng kính hiển vi để soi khuyết điểm. Sau mỗi bức ảnh, họ lại nhìn nó với con mắt phê bình. Những người trẻ tuổi dùng ảnh tự chụp để gây ấn tượng với bạn bè, tán tỉꦕnh bạn khác🎀 giới... vì thế, họ mong muốn gương mặt mình phải đẹp nhất".
Những người đã bước qua tuổi 30 thường không thích tự chụp ảnh bản thân. Nhưng ngược lại, các cô gái trẻ không cưỡng lại được trào lưu này. Trong năm 2013, hơn mộꩲt nửa các bác sĩ thẩm mỹ nhận thấy sự gia tă𒁏ng của trào lưu "dao kéo" ở những người dưới 30 tuổi.
Thùy Liên
Ảnh: Inst