Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS.CKI Nguyễn Thị Thục Như, Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM.
Cơ vòng thực quản có vai trò ngăn dịch vị từ dạ dày trào lên cơ quan hô hấp trên. Tuy nhiên, khi cơ này suy yếu sẽ không đảm nhận được vai trò, gây trào ngược họng 🎀thanh quản. Nếu trào ngược dạ dày thực quản có liên quan đến cơ thắt thực quản dưới thì trào ngược họng thanh qu🧜ản thường có những thay đổi bệnh lý ở cơ vòng thực quản trên.
Triệu chứng
Trào ngược họng thanh quản có xu hướng kích ứng vùng hầu họng và xoang gây ra các triệu chứng bao g🐎ồm:
- Tằng hắng.
- Vướng họng.
- Ho khan hoặc ít đờm.
- Khàn tiếng.
- Đắng miệng.
- Khó nuốt.
- Chảy dịch mũi sau.
- Viêm tai giữa.
Các triệu chứng này diễn ra vào ban đêm nhiều hơn buổi sáng. Vì vậy, trào ngược họng thanh quản còn được gọi là "trào ngược thầm lặng". Đôi k﷽hi, trào ngược họng th♒anh quản có thể đi kèm trào ngược dạ dày thực quản.
Triệu chứng dễ nhầm 🧸lẫn với các bệnh khác như viêm họng mạn tính. Nhiều người điều trị viêm họng, trị ho, nhiều trường hợp dùng kháng s🍌inh liều cao nhưng bệnh vẫn không hết.
Yếu tố nguy cơ
Những yếu🥂 tố nguy cơ gây nên bệnh trào ngược họng thanh quản gồm:
- Chế độ ăn không lành mạnh như ăn nhiều đồ chua cay, nhiều dầu mỡ.
- Sử dụng các chất kích thích.
- Thừa cân, béo phì.
- Thường xuyên căng thẳng.
- Thói quen ăn xong nằm ngay.
- Ít vận động.
- Thường xuyên ăn đêm.
Biến chứng
Trào ngược họng thanh quản không được điều trị kịp thời có thể gây khó chịu kéo dài, tâm lý lo lắng, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, đồng thời gây ra những tổn thươꦉng thực thể trên vùng họng thanh quản như u hạt dây thꦅanh gây khàn tiếng kéo dài.
Chẩn đoán và điều trị
Bệnh được chẩn đoán dựa trên việc khám lâm sàng và ☂để đánh giá tình trạng viêm.
Để điều trị bệnh, song song với thuốc củ🅺a bác sĩ, người bệnh cần thay đổi ❀cách ăn uống, sinh hoạt như tránh các loại thức uống nhiều chất kích thích (cà phê, rượu bia, nước ngọt); tránh nước trái cây chua như cam, chanh, dâu và thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu. Không nằm ngay sau khi ăn, tránh ăn quá no ở mỗi bữa, hạn chế căng thẳng.
Phòng ngừa bệnh bằn🦹g cách sinh hoạt khoa học, lành mạnh; chia nhiều bữa ăn nhỏ; hạn⛦ chế các món khó tiêu; ăn trước khi đi ngủ hai tiếng; ăn chậm nhai kỹ; duy trì cân nặng hợp lý.
Uyên Trinh
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp |