BS.CKI Lê Thị Trúc Phương, Chuyên viên y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC,꧙ khuyến cáo như trên trong bối cảnh thời tiết cả nước mưa nhiều, một số bệnh viện ghi nhận ca cúm trở nặng trên đối tượng trẻ em, có bệnh nền. Bác sĩ cho biết bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM tiếp nhận bé trai 4 tuổi trong tình trạng viêm phổi, suy hô hấp nặng do cúm A/H1 với thể trạng béo phì. Bé chưa đư𒆙ợc tiêm vaccine phòng bệnh cúm, bên cạnh đó, được biết gia đình cũng có hai bé khác xuất hiện các triệu chứng ho, sốt nhưng đã khỏi.
Đây không phải trường hợp duy nhất trẻ mắc cúm trở nặng. Đầu năm nay, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, bệnh viện Nhi Trung ương, cũng tiếp nhận trường hợp bé t𒈔rai 5 tuổi sống tại Hả🔯i Phòng nhập viện trong tình trạng sốt cao, khó thở và được chẩn đoán mắc cúm A, viêm phổi.
Theo bác sĩ Phương, thể trạng béo phì, bệnh nền nằm trong những yếu tố khiến bệnh cúm trở nặng. Bệnh nhân béo phì có nguy cơ mắc viêm phổi, có thể gặp tình trạng suy hô hấp diễn tiến💛 nhanh, nếu không điều trị kịp thời sẽ đ𝕴ể lại những hậu quả nghiêm trọng.
Trẻ béo phì thường khó thở hơn trẻ bình thường, từ đó dễ bị suy hô hấp khi mắc viêm phổi. Biến chứng này cũng khiến cho bé tăng nguy cơ tử vong. ꦡBên cạnh đó, trẻ béo phì có mỡ ngăn cản lồng ngực mở rộng đón không khí, chất béo tích tụ ở phổi, làm giảm quá trình trao đổi oxy trong cơ thể.
Số trẻ béo phì tại Việt Na♍m đã tăng lên, từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm🅰 2020, theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019-2020 của Viện dinh dưỡng quốc gia. Từ đây, bác sĩ cho rằng việc phòng ngừa cúm ở trẻ béo phì rất quan trọng, giảm nguy cơ mắc bệnh, biến chứng và tử vong.
Ở nhóm mắc các bệnh lý mạn tính khác như bệnh tim, thận mạn tính, nguy cơ biến chứng cũng tăng ca✃o. Ví dụ trẻ mắc bệnh hen suyễn, cúm khiến cơn hen tiến triển nặng hơn, gây bội nhiễm dẫn đến viêm phổi và suy hô hấp. Còn với bệnh nhi mắc bệnh tiểu đường,ꦯ virus có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu, nguy cơ tử vong.
Để phòng cúm hiệu quả, bác sĩ Phươn🔥g khuyến cáo gia đình nên chủ động cho trẻ tiêm phòng cúm, đặc biệt trẻ có tình trạng bệnh nền, béo phì. Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình cũng cần tiêm ngừa cúm để tránh mắc và lây lan bệnh cho trẻ, đặc biệt là các đối tượng nguy cơ cao 🏅như phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có bệnh lý nền...
Hiện Việt Nam có vaccine cúm ngừa 4 chủng v🍌irus cúm gồm A/H1N1, A/H3N2, B/Victoria và B/Yamagata. Vaccine chỉ định cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn. Trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi, chưa từng tiêm cúm, cần chủng ngừa hai mũi cách nhau tối thiểu một tháng. Trẻ từ 9 tuổi và người lớn tiêm một mũi, sau đó nhắc lại hàng năm. Phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai nên tiêm vaccine cúm để bảo vệ mẹ và con trong suốt thai kỳ, cũng như bảo vệ con trong 6 tháng đầu khi trẻ chưa đến tuổi tiêm ngừa cúm.
Ngoài tiêm vaccine, bác sĩ Phương lưu ý người dân tránh tiếp xúc gần với bệnh𒆙 nhân hoặc người nghi nhiễm cúm, chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh nơi ở và môi trường sống. Người lớn, trẻ em nên thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; mang khẩu trang y tế đến nơi có đông người như bệnh viện, siêu thị, công viên...
Cúm là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em và người lớn, trong đó các chủng cúm thường gặp là cúm A và cúm B. Virus cúm dễ dàng lây lan trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thấp, có xu hướng lan rộng 🍎vào tháng 3-4 hoặc 9-10 hàng năm tại các tỉnh phía Bắc. Còn tại các tỉnh phía Nam, do đặc điểm khí hậu, cúm mùa thường xuất hiện và bùng phát vào mùa mưa, từ tháng 5 đến hết tháng 11. Bệnh lây truyền qua bề mặt tiế🔯p xúc và đường hô hấp khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi bắn các giọt tiết ra không khí với phạm vi có thể hơn 2 mét.
Hạ Lam
Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine tại đây để bác sĩ trả lời.