Xung quanh bài viết "Sách hay điện thoại", độc giả Thánh Tuệ chia sẻ đánh giá về việc sử dụng smartphone với trẻ nhỏ:
Không phải ai cũng là người biết dùng điện thoại một cách hiệu quả. Còn trẻ con nhận thức kém, thậm chí chưa hình thành đꦡầy𒁏 đủ, nhân cách, từ vựng,... còn thiếu thì làm sao chúng biết cần cái gì, học cái gì?
Với Google, có người dùng chỉ mất 5 phút là có thể tìm ra vấn đề, còn những người không biết dùng thì có hỏi 1.000 lần cũng vẫn vậy. Google rất thông minh nhưng đỏi hỏi phải có trình độ nhất định của người dùng để giao tiếp, giải thích rằng bạn muốn cái gì? Trẻ con dùng smartphone, tôi thấy toàn xem video nhảm, chơi game chứ chẳng có chút kiến thức 🍬hay học hành gì từ đó cả. Thậm chí, chúng ngày càng lười vận động, béo phì, đau mắt chứ lợi lộc gì đâu?
>> '3 phép lịch sự🐻 có hại cho trẻ' - bạ👍n dạy con kiểu Tây hay kiểu ta?
Trong thang hạng phát triển trí thông minh và tư duy trừu tượng, "chơi và trải nghiệm trong thực tế cuộc sống" đứng đầu bảng. Trẻ em thông minh thường đến từ những vùng quê rộng lớn, có tuổi thơ dữ dội, lớn lên mới thua do điều kiện tiếp xúc giáo dục không bằng thành phố, nhưng nếu được ra thành phố học khi lớn lên thường đứng đầu các lớp học. Sau đó là "đọc sách" (phát huy trí tưởng tượng), tiếp đến mới là video, smartphone.
Không phủ nhận vai trò của tivi cũng như smartphone đối với trí tuệ của con người, đặc biệt trẻ em trong giai đoạn từ 7-11 tuổi (cung cấp nhiều từ vựng, thế giới quan rộng lớn...). Nhưng phải có chừng mực để tránh ảnh hưởng đến các hoạt động thể chất, trải nghiệm với cuộc sống thực. Cái gì cũng có mặt tốt, mặt xấu nhưng vấn đề là sử dụng chúng ꦰnhư thế nào, ai dùng, dùng bao nhiêu,ಌ giải quyết vấn đề gì?
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.