Đây là khuyến c🧜áo được các chuyên gia đưa ra trong chương trình tọa đàm trực tuyến Tiêm vaccine cho học sinh chuẩn bị trở lại trường phát sóng trên VnExpress hôm 10/12. Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1, TP HCM; bác sĩ chuyên khoa I Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC, đã trao đổi lý do học sinh THCS và THPT dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khi quay trở lại trường học và vai trò quan trọng của vaccine trong việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm ở trẻ vị thành niên
"Sau một thời gian dài giãn cách, khi bắt đầu đi học trở lại, các em sẽ tiếp xúc với nhiều người hơn, đồng nghĩa với việc tiếp xúc nhiều mầm bệnh hơn, làm phát sinh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp", bác sĩ Bạch Thị Chính cho hay. Trẻ em trong độ tuổi vị thành niên thường trải qua một khoảng thời gian dài không tiêm nhắc lại vaccine hoặc chưa được tiêm ngừa đầy đủ. Nếu chúng ta không chuẩn bị tốt hệ thống miễn dịch c♏ho trẻ thì trẻ rất dễ mắc bệ𝓡nh nếu học tập, sinh hoạt trong môi trường đông đúc, chật chội.
Theo Bác sĩ Chính, có nhiều căn bệnh ít gặp ở trẻ vị thành niên 🥂do đã có vaccine phòng ngừa nhưng thực tế trẻ ở độ tuổi này vẫn có khả năng mắc phải và bùng thành dịch như bệnh bạch hầu, thủy đậu, viêm màng não, viêm não Nhật Bản... Thực tế gần đây, hàng loạt ca bệnh bạch hầu cũ☂ng đã được ghi nhận ở các các tỉnh miền trung, tây nguyên. Bệnh này có thể quay lại hằng năm do lượng kháng thể mà vaccine tạo ra trong cơ thể trẻ suy giảm theo thời gian.
"Độ tuổi thanh thiếu niên cũng có thể bị đe dọa bởi viêm màng não mô cầu. Nghiên cứu cho thấy có tới 50% trẻ 13-19 tuổi mang vi khuẩn não mô cầu trong hầu họng. Bệnh rất nguy hiểm bởi giai đoạn khởi phát khó nhận ra, có thể dẫn tới nhiễm trùng huyết, ban xuất huyết,𒅌 hoại tử phả﷽i đoạn chi. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể tử vong trong 24 giờ", Bác sĩ Chính cảnh báo.
Bác sĩ Trương Hඣữu Khanh cho biết thêm, dịch bệnh thường xảy ra do 2 yếu tố là thời tiết và hòa nhập. Thời tiết giao mùa thu - đông hay nắng nóng đều là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn phát triển. Bên cạnh 💖đó, khi hòa nhập lại môi trường học đường, ngoài Covid-19, trẻ em đối mặt với nhiều tác nhân gây bệnh khác, từ sốt xuất huyết, tay chân miệng đến thủy đậu, sởi. Việc trẻ em đi học lây nhiễm bệnh là khó tránh và nguy cơ dịch chồng dịch có thể xảy ra nếu không chuẩn bị kỹ.
"Nhiều người nghĩ những căn bệnh trên chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng trẻ lớn vẫn có thể mắc phải và mức độ nặng nhẹ tuỳ từng trường hợp. Quan trọng là trẻ lớಌn khi mắc bệnh có thể lây nhiễm sang trẻ nhỏ và người già trong gia đình rất nguy hiểm, bác sĩ Khanh cho hay. Do đó, theo bác sĩ Khanh, cần tạo ra một chuỗi phòng vệ bằng cách tiêm vaccine, người lớn bảo vệ trẻ nhỏ, trẻ nhỏ bảo vệ lại người lớn, không thể loại trừ việc phòng bệnh cho đối tượng nào.
Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh tối ưu
Trong bối cảnh học sinh THCS, THPT chuẩn bị quay lại trường học trực tiếp, các bác sĩ cho hay cần đảm bảo phòng bệnh tốt cho trẻ trước nguy cơ đồng nhiễm Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác. Các biện pháp phòng bệnh bao gồm: đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách. Tuy nhiên, việc buộc học sinh hạn chế tiếp xúc ở trường lớp là rất khó, do đó, cần chủ động phòng bệnh tối ưu cho trẻ em bằng việc ti🌸êm vaccine.
Ví dụ bệnh bạch hầu, ngoài các mũi tiêm dưới 2 tuổi, trẻ em đến tuổi tiểu học và THCS, THPT phải tiêm các mũi nhắc lại mới nâng cao được lượng kháng thể, duy trì khả năng phòng bệnh. Trẻ vị thành niên cũng cần tiêm thêm 1 mũi phòng viêm màng não do não mô cầu khuẩn để tránh nguy cơ chịu những di ch⛦ứng nặng nề và tử vong.
Với các trẻ em gái vị thành niên, vaccine phòng virus HPV, tác nhân chính gây ung thư cổ tử cung, cần được tiêm ngừa theo độ tuổi khuyến cáo, bất kể trẻ đã có kinh nguyệt hay quan hệ tình dục chưa. Ung thư cổ tử cung hiện là bệnh ung thư đứng thứ 7 về tỷ lệ tử vong ở nữ giới tại Việt Nam. Việc tiê🃏m vaccine phòng HPV còn giúp phòng ngừa ung thư âm hộ, âm đạo, ung thư trực tràng, hay ung thư dương vật ở các bé trai.
"Phụ huynh cần kiểm tra xem trẻ đ♈ã tiêm vaccine đầy đủ hay chưa, vaccine nào cần tiêm nhắc, vaccine nào cần tiêm bổ sung cho trẻ. Tiêm vaccine là đưa tác nhân gây bệnh đã yếu vào cơ thể để tập trận. Phải tập trận nhiều lần để cơ thể ghi nhớ cách phòng thủ. Khi có tác nhân ngoại nhập, kháng thể sẽ bao vây, tạo hàng rào phòn💟g thủ, đẩy lùi mầm bệnh, bác sĩ Khanh giải thích.
Tại Việt Nam, trẻ em 12-17 tuổi đang được ưu tiêm phòng Covid-19. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, không thể vì thế mà bỏ qua những bệnh truyền nhiễm khác bởi gánh nặng mà chúng gây ra cho bản thân ngư🍌ời bệnh, gia đình và xã hội cũng vô cùng nặng nề. Với những trẻ em chưa được tiêm vaccine Covid-19, việc tiêm những vaccine phòng bệnh kᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚhác còn tạo ra "miễn dịch chéo không đặc hiệu, giúp giảm tỷ lệ nhập viện, tử vong nếu đồng mắc Covid-19.
"Sau 2 năm trải qua Covid-19, chúng ta đều thấy được những mất mát, tổn thương mà dịch bệnh để lại và hiểu được tầm quan trọng của vaccine. Cho trẻ mắc bệnh rồi tự khỏi để có miễn dịch cộng♓ đồng là một sự đánh đổi quá lớn. Thay vào đó, tiêm vaccine, chủ động tạo ra miễn dịch cộng đồng, luôn là phương bảo vệ sức khoẻ tối ưu, lâu dài, ít tốn kém và dễ dàng hơn nhiều", bác s🍒ĩ Chính cho hay.
Để biết trẻ vị thành niên cần tiêm nh🌠ững vaccine nào, phụ huynh có thể đưa trẻ đến các trung tâm tiêm chủng như VNVC để được các ൲bác sĩ tư vấn. Trước khi tiêm vaccine, phụ huynh cho trẻ ăn uống, nghỉ ngơi bình thường. Sau khi tiêm, cần ở lại theo dõi tại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường và xử lý.
Anh Ngọc