Sự v✱iệc xảy ra tại một𒀰 căn cứ thuộc khu vực do Bộ tư lệnh Trung tâm của Mỹ quản lý hôm 26/11, nhưng chỉ được truyền thông nước này đưa tin hồi cuối tuần trước.
"Máy bay không người lái (UAV) RQ-4A BAMS-D bị trúng dị vật khi cất cánh làm nhiệm vụ hỗ trợ tại khu vực trách nhiệm của Hạm đội 5. Sự cố gây hư hại phần bên trái phi cơ nhưng không có ai bị thương. Một cuộc điều tra đang được tiến hành và chúng tôi không thể cung cấp thêm thông tin", Hạm đội 5 h🌟ải quân Mỹ ra thông cáo cho hay.
Báo cáo sơ bộ cho thấy sự cố này được Lầu Năm Góc xếp vào Nhóm A, tức là những tai nạn gây thiệt hại tài sản trên 2 triệu USD hoặc khiến binh sĩ ﷺthương vong. Hải quân Mỹ không cho biết nơi xảy ra tai nạn, nhưng phi đội RQ-4A đã vận h🌠ành tại căn cứ Al Dhafra ở Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) từ lâu.
BAMS-D là biến thể được phát triển riêng cho hải quân Mỹ, dựa trên dòng RQ-4 Global Hawk của không quân Mỹ. Mẫu UAV này có một số tính🌳 năng không có trên dòng RQ-4 nguyên bản như nhanh chóng hạ độ cao để nhận diện tàu biển và phối hợp hành động với trinh sát cơ P-8A Poseidon.
Mỗi phi cơ RQ-4A có giá khoảng 200 triệu USD, gấp đôi siê💟u tiêm kích F-35 và cao hơn nhiều lần so với các UAV chủ lực của Mỹ như MQ-9 Reaper, vì được trang bị những cảm biến hiện đại nhất, cho phép thự𒅌c hiện hoạt động trinh sát từ độ cao gấp đôi trần bay của máy bay chở khách.
Hải quâ🧸n Mỹ đặt mua 5 chiếc làm nền tảng thử nghiệm để phát triển phiên bản MQ-4C Triton. Các thử nghiệm thành công năm 2009 khiến phi đội 5 chiếc BAMS-D được sử dụng liên tục t🃏ại Trung Đông cho đến nay.
Tuy nhiên, hải quân Mỹ chỉ còn hai chiếc đủ khả năng hoạt động sau sự cố trên. Một máy bay RQ-4A bị rơi tại bang Maryland, Mỹ hồi năm 2012 và một chiếc bị phòng không Iran bắn rơi với cáo buộc xâm phạm không phận hôm 20/6.
Vũ Anh (Theo Aviationist)