- Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn - bạn thân của chị - nhập viện đến nay đã một tháng, chị trải qua cung bậc cảm xúc thế nào?
- Lúc Tuấn nhập viện, Đàm Kiều Linh - vợ Tuấn - báo tin tôi đầu tiên. Tôi sững người, nhói tim nhưng trấn an bản thân bình tĩnh để cùng mọi người lo liệu cho Tuấn. Nhiều tuần qua kể từ ngày 17/8, vợ chồng tôi cùng Linh, thường xuyên giữ liên lạc. Mỗi ngày, chúng tôi nói chuyện ít nhất hai lần, khóc cùng nhau, chia sẻ, cầu nguyện và hy vọng. Mấy hôm trước, chúng tôi tạm yên tâm khi biết Tuấn vượt qua giai đoạn nguy kịch nhất. Ngày 15/9, khi Tuấn ra khỏi phòng hồi sức tích cực (ICU), chị em tôi thở phào. Dĩ nhiên, chặng đường hồi phục phía trước vẫn còn dài. Gia đì𝓰nh chúng tôi luôn sát cánh để giúp Tuấn vượt qua giai đoạn vật lý trị liệu sắp tới.
- Tình bạn giữa chị và Trần Mạnh Tuấn bắt đầu từ khi nào?
- Tôi gặp Trần Mạnh Tuấn lần đầu cách đây gần 30 năm. Khi đó, tôi mới từ Canada về, Tuấn và Linh tới nhà chúng tôi tại Sài Gòn thăm anh Trịnh Công Sơn. Ấn tượng của🍌 tôi là hai bạn rất đẹp đôi, anh Sơn đặc biệt thương vợ chồng bạn. Tuấn sống rất tình cảm, không chỉ chăm sóc tốt người thân mà cả bạn bè, đồng nghiệp. Bên cạnh Tuấn không bao giờ buồn, anh luôn khiến mọi người phải cười. Anh ỏa ra năng lực tích cực vì cố gắ🐽ng mang lại những điều tốt đẹp cho mọi người.
Trước kia, nhạc Trịnh thường được biểu diễn qua các giọng h🍸át là chủ yếu. Một số nghệ sĩ trong và ngoài nước cũng tìm tòi để biến nhạc anh Sơn thành những bản hòa tấu. Tuy nhiên, để có một nghệ sĩ độc tấu nhạc Trịnh với cá tính, tâm hồn Việt Nam, biết cập nhật kỹ thuật và xu hướng biểu diễn quốc tế, Trần Mạnh Tuấn là người đầu tiên. Anh Sơn và cả gia đình tôi đều ngưỡng mộ tiếng kèn của Tuấn. Các bài hát của anh Sơn đều có phần lời rất hay, nhưng sự tài hoa của Tuấn là khiến người nghe hiểu được cái hồn nhạc Trịnh qua giai điệu.
- Chương trình "Nối vòng tay lớn" - Trần Mạnh Tuấn làm giám đốc âm nhạc - ảnh hưởng ra sao khi anh bệnh?
- Trước khi đột quỵ, Tuấn đã hoàn tất hơn 90% khối lượng công việc. May mắn, trong ban tổ chức chúng tôi còn có đạo diễn Nguyễn Quang Dũng và ê-kíp nghệ sĩ Thanh Bùi. Chúng tôi hợp tác bấy lâu, hiểu rất rõ gu âm nhạc và cách xử lý của nhau. Nhóm cũng nắm rõ thông điệp chương trình nên không mấy khó khăn khi chung tay hoàn t🐷hành nốt 10% công việc dang dở của Tuấn.
Với tư cách giám đốc âm nhạc, Tuấn sẽ thể hiện phong cách qua phối âm, phꦉối khí. Chúng tôi mong sức khỏe Tuấn tiến triển ♚tốt để anh sẽ xuất hiện trong chương trình với vai trò saxophonist.
- Ban tổ chức gặp khó khăn gì khi làm đêm nhạc thời dịch?
- Chúng tôi tuân thủ tuyệt đối quy định về giãn cách xã hội để phòng chống Covid-19. Hơn 120 người gồm các chuyên gia, biên tập vဣiên, kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng, nhâ𝓰n viên hậu cần... đều phải kết nối trực tuyến. Trong khi đó, yêu cầu đặt ra là chương trình phải đạt chất lượng cao theo đúng kỳ vọng.
Chương trình dài 105 phút bao gồm 16 ca khúc và các video về những hoạt động chống dịch của lực lượng ở tuyến đầu, chúng tôi buộc phải giới hạn số ca sĩ tham gia. Các ca sĩ tự thu âm trước tại nhà và một số tại sân khấu của Nhà hát TP HCM. Sẽ có các tiết mục đơn ca, song ca, đồng ca, nên việc xử lý đồng nhất là một thử thách lớn với đạo diễn Nguyễn Quang Dũng. May mắꦛn, chúng tôi không gặp khó khăn khi kêu gọi nghệ sĩ mọi miền đất nước tham gia. Lúc này, họ đều muốn mang âm nhạc đến với công chúng, hy vọng phần nào cổ vũ tinh thần mọi người trước bao lo toan, vất vả. Các nghệ sĩ từng đồng hành gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, như gia đình Cẩm Vân - Khắc Triệu - CeCe Trương, Thanh Lam, Hồng Nhung, Tùng Dương, Đức Tuấn, Lân Nhã... đều sẵn sàng góp giọng.
- Âm nhạc Trịnh Công Sơn giữ vai trò ra sao trong đêm nhạc?
- Một phần ba ca khúc là sáng tác của Trịnh Công Sơn. Mỗi bài được gia đình và đạo diễn chọn kỹ để thể hiện chủ đề và thông điệp muốn gửi đến mọi người. Mở màn là Hãy yêu nhau đi và kết thúc là Nối vòng tay lớn. Chúng tôi chọn🅰 ca khúc này làm tên chương trình như một cách thể hiện sự đồng lòng, chung tay, chia ngọt sẻ bùi⛄ của người Việt trong cơn hoạn nạn, để "nụ cười nối trên môi" khi đại dịch qua đi.
Ngoài nhạc Trịnh, chương trìn🔯h còn có nhiều bài của các nhạc sĩ khác. Việc lồng ghép như thế nào là một thử thách lớn cꦉho đạo diễn Quang Dũng và nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn.
- Những ngày dịch, chị làm gì để vực dậy tinh thần?
- Tôi thường nghe nhạc mỗi ngày, đặc biệt là nhạc của anh Sơn. Vào những lúc khó khăn nhất trong cuộc đời, khi cần tĩnh tâm và tìm lời giải đáp, tôi thường nghe nhạc anh. Một trong những ca khúc đó là Tôi ơi, đừng tuyệt vọng. Tôi tin ca từ sẽ làm dịu bớt vất vả chúng ta đang trải qua trꩵong những ngày này.
"Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
Em là tôi và tôi cũng là em
Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh...".
Tôi hạnh phúc khi sau 20 năm anh đi, âm nhạc của anh vẫn đều đặn vang lên trong các chương trình, đêm nhạc lớn. Tôi tin nhạc Trịnh còn mãi trong đời sống âm nhạc người Việt, bởi nó mang một phần tâm hồn Việt với những thông điệp không bao giờ cũ. Chuỗi chương trình 20 năm Nhớ Trịnh Công Sơn do gia đình tổ chức gồm chín đêm nhạc hồi tháng 4, đã điꦛ được gần nửa đường khi dịch bùng phát lại. Chúng tôi đã hoàn tất sự kiện tại Hà Nội, TP HCM, Quảng Trị, Bắc Ninh, chưa kịp tới Hội An, Huế, Bình Dương và Hải Phòng. Hy vọng sau khi hết dịch, chúng tôi có thể thực hiện nốt các đêm còn lại.
Đêm nhạc "Nối vòng tay lớn" do AVSE Global khởi xướng, phối hợp tổ chức cùng Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM và Quỹ Trịnh Công Sơn, thông điệp "Âm nhạc là liều thuốc tinh thần, kết nối mọi người". Với đội phản ứng nhanh mang tên "Task Force-Be♍yond Covid" trong các lĩnh vực: y tế, kinh tế, xã hội, giáo dục..., đơn v꧅ị khởi xướng chương trình cho biết mong muốn gây quỹ hỗ trợ mua và vận chuyển thiết bị y tế từ nước ngoài về hỗ trợ lực lượng chống dịch trong nước.
Tam Kỳ