Chị Quỳnh Hương (32 tuổi, nhân viên văn phòng, quận Tân Bình, TP HCM) bắt đầu xuất hiện chứng đổ mồ hôi ở tay từ ngày đi học. Mỗi khi viết bài, tập sách của chị đều ướt đẫm ở chỗ kê tay. Tuy nhiên, vì nghĩ do trওời nóng nên chị Quỳnh Hương không đi thăm khám. Đến khi đi làm, dù ngồi văn phòng máy lạnh, hiện tượng đổ mồ hôi tay của chị vẫn tiếp diễn khiến chị căng thẳng, tự ti. Chị thử nhiều cách như massage tay, uống thuốc... nhưng bệnh vẫn không cải thiện. Khi đến khám tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM, chị Quỳnh Hương được chỉ định phẫu thuật đốt hạch giao cảm.
"Sau ca mổ, tình trạng đổ mồ hôi tay của tôi cải thiện rõ rệt. Lần đầu tiên sau gần 20 năm, tôi không còn cảm giác ướt sũng t🅠ay, nhất là vào những ngày nắng nóng", chị Quỳnh Hương chia sẻ.
Tương tự chị Hương, anh Quang Vinh (29 tuổi, quản lý nhà hàng ở quận 8, TP HCM) tâm sự, anh p﷽hải thường xuyên tiếp đón khách hàng quan trọng nhưng tay đổ mồ hôi liên t๊ục khiến anh áp lực và ngại ngùng khi bắt tay khách. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, anh Quang Vinh cũng được tiến hành phẫu thuật nội soi đốt hạch giao cảm. Theo anh Vinh, sau mổ, tình trạng đổ mồ hôi tay của anh giảm đến 95% so với trước đây.
Nguyên nhân tăng tiết mồ hôi tay
Theo Hiệp hội Tăng tiết mồ hôi Quốc tế, có khoảng 365 triệu ngườཧi mắc bệnh tăng tiết mồ hôi tay, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. Theo đó, có tới 32% người bệnh🧸 bị ảnh hưởng tâm lý như có cảm giác tự kỷ, khó hòa đồng với người xung quanh.
- Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, tiết mồ hôi là phản ứng bình thường của cơ thể để hạ thân nhiệt, như lúc vận động nhiều, tập thể thao hay thời tiết nóng bức. Nếu tiết mồ hôi quá mức trong cả điều kiện bình thường, người b🔯ệnh cần 🍎lưu tâm để thăm khám. Trong đó, có người chỉ cần hơi lo lắng, căng thẳng là đã ra mồ hôi tay.
Ngoài ra, tình trạng mồ hôi tiết bất thường ở bàn tay, nách, bàn chân, đầu và mặt, khiến người bệnh mặc cảm, ngại ngùng khi bắt tay, ngại mặc đồ sáng mà🐟u vì mồ hôi tiết nhiều ướt đẫm áo. Một số người tiết mồ hôi chân nhiều còn ngại mở giày, tham gia hoạt động sinh hoạt cộng đồng.
Bác sĩ Dũng cho biết, có nhiều nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi, chẳng hạn như di truyền, chế độ ăn uống mất cân bằng, hoạt động thể chất quá mức hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc. Các bệnh lý mạn tính như suy tim sung huyết, đái tháo đường, nghiện rượu hay một số bệnh ác tính cũng gây tăng tiếtꦐ mồ hôi bất thường. Tuy nhiên, khoảng 90% người bệnh tăng tiết mồ hôi không có nguyên nhân rõ ràng, theo bác sĩ D🐽ũng.
Cụ thể, nếu có hai ✨trong số các triệu chứng như: tiết mồ hôi đối xứng hai bên, mồ hôi ra nhiều ảnh hưởng đến hoạt động hàng nඣgày, bị ít nhất một lần mỗi tuần, xuất hiện triệu chứng ở độ tuổi dưới 25 tuổi, gia đình có người bị tăng tiết mồ hôi tay, mồ hôi tiết nhiều vào ban ngày nhưng không xảy ra trong lúc ngủ..., người bệnh nên đi khám.
Bác sĩ Dũng nói thêm, bên cạnh triệu chứn♌g tăng tiết mồ hôi tay của người bệnh, bác sĩ có thể dựa vào chỉ số HDSS (Hyperhidrosis Disease Severity Scale - Thang đo độ nặng tăng tiết mồ hôi) để đánh giá ảnh hưởng của bệnh đối vớ🍨i cảm xúc, hoạt động của bệnh nhân, từ đó chẩn đoán hướng điều trị phù hợp.
"Thông thường, chứng tăng tiết mồ hôi có nguyên nhân sẽ được kiểm soát khi căn nguyên được giải quyết tốt. Do v🍒ậy, bệnh nhân cần thăm khám để tìm ngu𒈔yên nhân và có hướng điều trị phù hợp", bác sĩ Dũng nhấn mạnh.
Phẫu thuật nội soi điều trị chứng đổ mồ hôi tay
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Dũng, vì chủ quan và ngại đi khám, nhi♎ều bệnh nhân tăng tiết mồ hôi tự áp dụng các biện pháp dân gian như xoa tay với dầu dừa, nước hoa hồng, trà ngải cứu... Các biện pháp này chỉ khắc phục chứng đổ mồ hôi tạm thời nhưng không giải quyết triệt để bệnh. Một số người còn mặc nhiều lớp trang phục, đeo bao tay, mang vớ cả ngày, khiến da bị ẩm, lâu ngày dẫn đến các bệnh về da liễu.
"Y khoa hiện có nhiều phương pháp điều trị tăng tiết mồ hôi tay như sử dụng dung dịch bôi tại chỗ vào ban đêm, tiêm botox A, thuốc uống kháng cholinesterase toàn thân, liệu pháp ion nước hoặc phẫu thuật nội soi đốt hạch giao cảm. Mỗi biện pháp có ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào vị trí tiết mồ hôi, mức độ nặng hay nhẹ và nguyện vọng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tron🐽g đó, phẫu thuật nội soi đốt hạch giao cảm được thực hiện khi các biện pháp ít xâm lấn không thành công hoặc có tác dụng phụ", bác sĩ Dũng cho biết.
Theo bác sĩ Nguyễn Anh Dũng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp tăng tiết mồ hôi tay bằng phẫu thuật nội soi đốt hạch giao cảm. Phương pháp này được🌳 thực hiện chỉ với hai hoặc ba đường mổ nhỏ (0,5-1cm) ở vùng nách, đảm bảo tính thẩm mỹ, đạt hiệu quả cao cùng tỷ lệ tái phát thấp.
"Để tăng hiệu quả điều trị, bệnh nhân cần duy trì lối 🅘sống khoa học. Cùng với đó là các biện pháp phòng ngừa ra mồ hôi tay như kiểm soát lo lắng, căng thẳng; rửa tay thường xuyên với nước lạnh; mặc trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt; uống nhiều nước, tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh", bác sĩ Dũng nhấn mạnh.
Hà Thanh