Mức này được Sharma cho là tương đương suy th🍷oái. Đây sẽ là đợt suy thoái đầu tiên trong 50 năm qua mà không có sự tham gia của Mỹ. "Lần suy thoái kế tiếp sẽ được tạo ra bởi Trung Quốc. Trong vài năm tới, nước này có khả năng là nguồn gây thương tổn lớn nhất đến kinh tế toàn cầu”, Sharma dự báo.
Dù tăng trưởng tại Trung Quốc đang chậm lại, quốc gia này lại ngày càng có ảnh hưởng mạnh trong vai trò nền kinh tế lớn nhì thế giới. Năm ngoái, nước này đóng góp 38% tăng trưởng toàn cầu, tăng so với 23% năm 2010, ꦺtheo Morgan Stanley. Đây cũng là🉐 quốc gia nhập khẩu đồng, nhôm và bông lớn nhất thế giới, đồng thời là đối tác thương mại lớn nhất của nhiều quốc gia, từ Brazil tới Nam Phi.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuần trước đã giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm nay của Trung Quốc tại 6,8% - chậm nhất từ năm 1990, h▨ọ vẫn cho biết "những khó khăn lớn hơn" mà nước này phải đối mặt khi chuyển dịch sang mô hình tăng trưởng mới sẽ gây ra rủi ro cho đà phục hồi kinh tế toàn cầu.
Kinh tế Trung Quốc ෴sẽ tiếp tục tă𝓡ng trưởng chậm khi nước này vật lộn giảm khối nợ khổng lồ, Sharma cho biết. Nếu GDP thế giới tiếp tục tăng trưởng dưới 2% một lần nữa, toàn cầu sẽ bị đẩy vào suy thoái.
Tăng trưởng của thế giới đã 5 lần xuống dưới 2% suốt 50 năm qua, chủ yếu trong giai đoạn 2008-2009. 🅷Tất cả những lần suy thoái trước đều trùng với thời kỳ kinh tế Mỹ co lại.
Sharma cho biết ông đang tránh xa các cổ phiếu Trung Quốc và các nước phụ thuộc tăng trưởng vào quốc gia này, như Brazil, Nga hay Hàn Quốc. Thay vào đó, ông chuộng các cổ phiếu 😼đông Âu và những nước châu Á nhỏ, như Philippines, Việt Nam hay Pakistan.
Thị trường chứng khoán vốn hóa 6.800 tỷ USD của Trung Quốc đã khiến nhà đầu tư toàn cầu lo ngại suốt vài tuần qua, sau cả năm tăng điểm mạnh nhờ hoạt động vay nợ mua cổ phiếu. Chỉ trong 4 tuần, vốn hóa trênꦫ thị trường đã mất gần 4.000 tỷ USD. Chính phủ Trung Quốc đã phải tung nhiều biện pháp can thiệ🌃p chưa từng có để chặn lại đà giảm và khôi phục niềm tin trên thị trường. Các cổ đông lớn của doanh nghiệp bị cấm bán cổ phiếu trong 6 tháng. Một nửa công ty niêm yết cũng phải ngừng giao dịch.
Sự sụp đổ này đã thách thức niềm tin của các nhà đầu tư rằng giới chức Trung Quốc có thể kiểm sꦐoát mọi việc, và rằng Chính phủ nước này có thể đạt được mọi mục tiêu. "Những gì đã diễn ඣra tại Trung Quốc tuần trước là lần đầu tiên mọi người thấy dấu hiệu có thứ gì đó ngoài tầm kiểm soát. Niềm tin rạn nứt sẽ phải mất một thời gian nữa mới phục hồi", Sharma nói.
Hà Thu (theo Bloomberg)