Trung Quốc không thực sự đang bắt chước kế hoạch cải tổ của Nhật Bản, nhưng công thức quảng𓆏 cáo của họ cũng có tác dụng tương tự:𝓀 thuyết phục cả thế giới tin vào cái không tồn tại là có thực. Bí quyết của một chiến dịch quảng cáo là thu hút khách hàng và giữ chân họ. Đây là điều Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã làm rất xuất sắc.
Chiến dịch của ông Abe bắt đầu bằng việc công bố kế hoạcཧh ba mũi tên hồi sinh Nhật Bản. Hai chiến dịch được tung ra đầu tiên là nới lỏng tiền tệ và tài khóa. Đây là hai biện pháp dễ dàng nhất, được ủng hộ nhiệt liệt ngay lập tức và🌟 nhìn thấy được. Việc này đã khiến chứng khoán Nhật Bản tăng mạnh và nhà đầu tư ngoại cũng hào hứng quay lại thị trường. Ông Abe đã tận dụng tâm lý lạc quan đó để trì hoãn thực hiện mũi tên thứ ba. Đây là biện pháp khó khăn nhất, đòi hỏi cải tổ nền kinh tế bằng các chính sách gây nhiều tranh cãi và khiến nhà đầu tư hoang mang.
Nếu chỉ nhìn vào chỉ số Nikkei 225 tăng tới 38% năm nay, người ta sẽ rất dễ dàng quên mất rằng ông Abe vẫn chưa thực hiện một cải tổ cấu trúc nào. Sau 10 tháng nhậm chức, ông vẫn chưa giảm rào cản thương mại, nới lỏng thị trường lao động hay tăng tỷ lệ phụ nữ đi làm. Ngay cả khuyến khích đầu tư tư nhân, cải thiện quản trị doanh n✨ghiệp, tự do hóa thị trường năng lượng hay giảm thuế để khuyến khích kinh doanh cũng chưa được thực hiện. Tuy vậy, giới truyền thông và các ngân hàng thương mại vẫn tung hê Abe như thể các biện pháp của ông đã giúp Nhật Bản hồi phục sau hàng thập kỷ.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường lên nhậm chức trong bối cảnh nước này chịu áp lực cải tổ lớn nhất kể từ thời cố Thủ tướng Đặng Tiểu Bìn෴h. Ông phải giảm vai trò của doanh nghiệp nhà nước, hiện đại hóa hệ thống tài chính, cải tổ luật đất đai, giảm phụ thuộc tăng trưởng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, để những cải tổ này được các chính trị gia, vốn không quen thay đổi, thông qua không phải là chuyện đơn giản.
Vì thế, Thủ tướng Lý Khắc Cường và Chủ tịch Tập Cận Bình đã học tập ông Abe. Cả hai đều nói về việc “cải tổ toàn diện”, nhiều đến nỗi chuyên gia kinh tế và nhà đầu tư bắt đầu tin rằng họ đang làm thật. Cũng giống như Abenomics (các chính sách kinh tế của ông Abe), lãnh đạo mới của Trung Quốc che mắt mọi người bằng hai biện pháp hoành tráng. Đầu tiên là can thiệp gây ra khủng hoảng thanh khoản tại các ngân hàng hồi tháng 6. Sau đó là tuyên bố áp dụng các biện pháp kiềm chế tăng t🌌rưởng nóng.
Tuy nhiên, cả hai cách này đều không hiệu quả như dự định. Cắt đứt nguồn cung tín dụng cho các ngân hàng, với mục đích ban đầu là kiềm chế bong bóng tín dụng, đã khiến thị trường náo loạn đến mức giới chức nước này phải nhượng bộ. Lãi suất vay qua đêm tại đây lên kỷ lục 25% cuối tháng 6. Bên cạn🍌h đó, rất nhiều khoản vay tại Trung Quốc cũng sẽ trở thành nợ xấu nꦬếu nước này gặp rắc rối.
Sau đó, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã phải cam kết điều chỉnh thanh khoản trên thị trường. Cung tiền M2 (bao gồm tất cả các kh🌠oản tiền gửi và tiền mặt 🔯đang lưu thông) tháng 9 của Trung Quốc đã tăng tới 14,2%, vượt giới hạn 13% mỗi tháng của nước này.
Tương tự, tăng trưởng của Trung Quốc cũng không 𒁏hề c꧟hậm xuống 7%, từ 10,5% trung bình cả thập kỷ trước, như dự định. Mô hình kinh tế từng giúp nước này tăng trưởng nhanh đã mất tác dụng. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn mắc kẹt với nó. GDP quý III của nước này đã tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Pesek cho rằng Trung Quốc vẫn chưa kết hợp được hai biện pháp này vào các cải tổ - vốn là chìa khóa để ổn định kinh tế nước này. Tồi tệ hơn, cả Thủ tướng và Chủ tịch nước Trung Quốc đều vẫn còn mơ hồ về kế hoạch cho nền kinh tế. Tuần trước, ông Tập Cận Bình cho biết trên Xinhua: “Chúng tôi phải kiểm soát mối qua🐲n hệ giữa cải tổ, phát t♔riển và ổn định, đồng thời mở rộng tư tưởng, tăng cường năng suất và sáng tạo trong xã hội”.
Có vẻ như ông Tập Cận Bình đan🎐g gây ảo tưởng các thay đổi mạnh mẽ và thông minh đang được tiến hành, Pesek nhận định. Những từ ngữ như “cải tổ” hay “ổn định”, “tăng năng suất xã hội” có vẻ tác dụng tốt với các CEO và nhà đầu tư lạc quan, nhưng dường như chỉ để né tránh việc lꦐàm cụ thể.
Vì vậy, Pesek cho biết ông cũng không hào hứng khi hôm qua💫, Trung Quốc cam kết các thay đổi “chưa từng có” sẽ được thảo luận trong tháng tới. Chính sách “Likonomics”♕ cũng chỉ là một chiến dịch marketing chứ không phải kế hoạch đáng tin cậy. Với bất kỳ nền kinh tế nào, việc cải tổ cũng sẽ mất nhiều năm, nữa là một quốc gia lớn và mất cân bằng như Trung Quốc. Nhưng cũng giống ông Abe, phần lớn thời gian lãnh đạo Trung Quốc chỉ nói mà không thực hiện vấn đề này.
Khô🌊ng nền kinh tế nào đang công nghiệp hóa tránh khỏi đổ vỡ một mặt nào đó, kể cả Trung Quốc. Vì vậy, Bắc Kinh càng hô hào khẩu hiệu và trì hoãn cải tổ, đổ vỡ này sẽ càng lớn, Pesek kết luận.
Thùy Linh (theo Bloomberg)