Trung Quốc vừa công bố bản cập nhật các mục tiêu khí hậu của nước này, cam kết đạt trạng thái trung hòa carbon trước năm 2060 và đạt mức phát thải cao nhất trước năm 2030. Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết ông đã "thúc đẩy" Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đẩy nhanh mức đỉnh này tới năm 2025 trong cuộc điện đàm ꦛhôm 29/10.
"Tôi đành nói rằng ông ấy đã không cam kết điều đó", ông Johnson trả lời phóng viên khi chuẩn bị lên đường đến Rome, Italy, để dự hội nghị thượng đỉnh G2🌃0. Thủ tướng Anh sẽ tiếp đón các lãnh đạo thế giới tại Scotland từ ngày 31/10 trong Hội nghị Biến đổi Khí hậu 2021 của Liên Hợp♏ Quốc (COP26) kéo dài hai tuần. Ông Tập sẽ không trực tiếp đến hội nghị mà tham dự qua hình thức trực tuyến.
Thủ tướng Anh cho biết lãnh đạo Trung Quốc giải thích về sự phụ thuộc quá lớn của nước này vào nhiệt điện than, trong khi ông đáp lại rằng Anh đã cắt giảm phụ thuộc vào điện t🌞han từ mức 40% hồi năm 2008 xuống còn 1%. Theo ông Johnson, Trung Quốc nên nắm bắt công nghệ để tăng tốc chuyển đổi sang năng lượng xanh.
Bên cạnh đó, ông Johnson cũng nhấn mạnh "tầm quan trọng của việc t൩ất cả các quốc gia tăng cường mục tiêu về biến đổi khí hậu tại COP26, thực hiện hành động cụ thể nhằm cắt giảm khí thải và xúc tiến quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, bao gồm loại bỏ dần than đá", thông cáo từ Văn phòng Thủ tướng Anh cho hay.
Trước thềm hội nghị COP26, mọi ánh mắt được cho là đều đổ dồn về Trung Quốc, đất nước phát thải carbon lớn nhất thế giới. Tại phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thán﷽g trước, ông Tập cho biết Trung Quốc sẽ không tiếp tục tài trợ những dự án điện than ở nước ngoài, chuyển hướng sang năng lượng xanh và năng lượng carbon thấp. Tuy nhiên, sự phụ thuộc chặt chẽ của Trung Quốc vào than đá, đặc biệt trong sản xuất điện, có nguy cơ ✤đe dọa cam kết "cứu Trái Đất".
Hội nghị COP26 năm nay được nhiều người ví là "cơ hội vàng cuối cùng" để cứu vãn khí hậu toàn cầu. N𓂃hằm đảm bảo nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2 độ C như đã thống nhất trong Hiệp định Khí hậu Paris năm 2015, các nước cần hành động khẩn trương và tăng cam kết để đạt mức phát thải ròng bằng 0.
COP26 là hội nꦏghị thượng đỉnh về khí hậu lớn nhất, quan trọng nhất hành tinh, được Liên Hợp Quốcꦍ tổ chức thường niên từ năm 1995, quy tụ đại diện của hầu hết quốc gia trên thế giới thảo luận về những mục tiêu khí hậu cũng như tiến trình giảm phát thải.
Ánh Ngọc (Theo AP, AFP)