Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của Luật Giáo dục nghề nghiệp (có hiệu lực từ ngày 1/7), hiệu trưởng các trường cao đẳng đặc biệt quan tâm tới việc Chính phủ sẽ giao cho bộ nào quản lý lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Hiện cả bộ Lao động T🐓hương binh và Xã hội cùng Giáo dục và Đào tạo đều xây dựng dự thảo nghị định hướng dẫn luật.
Thạc sĩ Lê Lâm, Hiệu trưởng Cao đẳng Đại ಞViệt Sài Gòn cho biết, thông tin về việc các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng sẽ được chuyển về cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý đã có từ lâu. Sau khi Quốc hội thông qua Luật Giáo dục nghề nghiệp thì điều đó càng dễ thấy hơn. Tuy nhiên, nếu giao về cho Bộ Lao động quản lý là rất vô lý.
Ông Lâm phân tích, hệ thống giáo dục các nước không tách đại học ra khỏi cao đẳnꦏg chính quy. Việt Nam làm như vậy là đi ngược với xu thế quốc tế. “Nếu chuyển giao các trường cao đẳng chính quy về Bộ Lao động, chúng tôi sẽ chết dần. Cả hệ thống trường cao đẳng sẽ yếu đi và chỉ còn hệ đại học. Nhìn vào hiện t☂ại, các trường nghề đều tuyển sinh èo uột, rất ít thí sinh theo học”.
Ủng hộ việc sắp xếp lại hệ thống giáo dục vì lâu nay bị phân tán quá nhiều, nhưng tiến sĩ Vũ Khắc Chương, Hiệ🌄u trưởng Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài 🍎Gòn cho rằng, nếu chuyển trường 🦋cao đẳng chính quy về Bộ Lao động, sinh viên chỉ được cấp bằng cao đẳng nghề thì các trường sẽ yếu đi vì chẳng ai vào học.
Xã hội Việt Nam rất trọng bằng cấp, ai cũng muốn vào đại học. Trong khi đó, việc liên thông từ cao đẳng nghề lên đại học vướng rất nhiều luật và khó thực hiện. “Lúc đó, các trường nghề sẽ vắng bóng người học. Giảng 𝕴viên thất nghiệp. Cơ sở vật chất đầu tư hàng tr𝐆ăm tỷ đồng sẽ bị bỏ không. Đó là sự lãng phí quá lớn”, ông Chương phân tích.
Thạc sĩ Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Cao đẳng Viễn Đông, cho rằng nếu chuyển các trường cao đẳng chính quy về Bộ Lao động chắc chắn sẽ gây tâm lý hoang mang cho học si🌟nh, sinh viên và phụ huynh. Khi nhập học, giấy báo trúng tuyển ghi là hệ cao đẳng chính quy. Nhưng khi ra trường, bằng tốt nghiệp là cao đẳng nghề thì sinh viên sẽ phản ứng.
Từ góc nhìn của một trường cao đẳng nghề, thạc sĩ Nguyễn Đăng Lý, Hiệu trưởng Cao đẳng nghề Kinh tế Công nghệ TP HCM cho rằng, giao🐷 cho bộ nào quản lý cũng đ♊ược. Quan trọng nhất là ngày 1/7 tới, Luật Giáo dục nghề nghiệp sẽ thật sự đi vào cuộc sống để các trường chủ động trong việc tuyển sinh, đổi tên trường, xây dựng chương trình đào tạo, đổi tên bằng tốt nghiệp…
“Các trường không muốn có sự xáo trộn. Ngoài tuyển sinh, chúng tôi phải lo công tác đào tạo, quản lý chất lượng để phát triển trường. Mà hiện tại, hai bộ cứ mạnh ai nấy làm thì chỉ khổ cho các trường. Hai bộ cần ngồi lại với nhau để tìm ra giảꦚi pháp tối ưu”, ông Lý nói.
Cũng với quan điểm ai quản lý cũng được, miễn là tạo điều k🌜iện cho trường nghề pღhát triển tốt, thạc sĩ Phan Bửu Toàn, Phó hiệu trưởng Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn cho rằng từ trước đến nay, trường nghề do Bộ Lao động quản lý, hệ chính quy do Bộ Giáo dục quản lý đi theo 2 hệ hành chính khác nhau. Bộ nào cũng có đi𝄹ểm mạnh, điểm yếu. Do đó, khi chuyển về cơ quan quản lý mới, cần có thời gian để các trường thích nghඣi, tránh xảy ra sự xáo trộn tâm lý cho đội ngũ giảng viên, nhân viên và học sinh, sinh viên đang theo học tại trường.
Lãnh đạo trường cao đẳng nghề Công nghệ Thông tin iSpace và trường trung cấp Ánh Sáng lại mong được chuyển về Bộ Giáo dục quản lý để có được sự thố▨ng nhất trong việc phân bổ chỉ tiêu, điều kiện tuyển sinh. Những năm qua, các bộ mạnh ai nấy làm nên hệ thống trường đào tạo nghề ngày càng teo tóp. Còn điều kiện tuyển sinh của các trường đại học ngày càng dễ dàng.
Từ thực tiễn bộ nào cũng muốn quản lý giáo dục ng𓄧hề nghiệp, thạc sĩ Trần Kim Tuyền, Phó hiệu trưởng Cao đẳn𒅌g nghề TP HCM, đề xuất nên làm theo hình thức tranh cử. Bộ nào đưa ra được lộ trình sáp nhập hai hệ thống thành một mà ít gây xáo trộn nhân sự, cách quản lý vàܫ có chiến lược phát triển tốt hơn thì giao cho bộ đó quản lý.
Nguyễn Duy