🦩Cháu nhà em được 20 ngày tuổi. Đi khám và siêu âm ở bệnh viện, bác sĩ kết luận cháu bị thông liên thất quanh màng lan dưới van chủ đường kính 7,1-5,0 mm, shunt PGmax 10 mmHg, có conus dưới hai van động mạch, không hẹp đường ra các thất. Thông liên nhĩ lỗ thứ phát đường kính 3,1 mm shunt T-P.
𒊎Bác sĩ cho em hỏi trường hợp của cháu có tự đóng được không (khoảng bao nhiêu %). Nếu phải phẫu thuật thì mấy tuổi bé có thể phẫu thuật. Quá trình chăm sóc, theo dõi cần lưu ý điều gì? Cảm ơn bác sĩ. (Nguyễn Thị Hải)
Trả lời:
🔯Theo thông tin em cung cấp, con em được chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh là: thông liên thất và thông liên nhĩ, trong đó lỗ thông liên thất phần quanh màng là tổn thương quan trọng nhất, lỗ thông tương đối rộng nên khả năng tự đóng rất thấp. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn, bác sĩ cần biết thêm các thông tin như có tổ chức phình vách màng hay không và kiểu hình thái của lỗ thông. Còn lỗ thông liên nhĩ thứ phát nếu ở vị trí lỗ bầu dục thì cũng có thể sẽ tự đóng, tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào tiến triển của lỗ thông liên thất nên cần được theo dõi sát sao.
ꦦĐiều trị cho trường hợp của bé bao gồm: điều trị nội khoa (dùng thuốc) nhằm giảm thiểu biến chứng viêm phổi suy tim ứ huyết và duy trì tăng trưởng bình thường của trẻ. Chỉ định phẫu thuật hay can thiệp đặt ra tùy thuộc theo lâm sàng và tuổi của trẻ: phẫu thuật sẽ sớm tiến hành trong 6 tháng đầu đời nếu suy tim ứ huyết không khống chế được, bội nhiễm phổi tái phát và không tăng trưởng. Phẫu thuật được tiến hành trong vòng 1-2 năm đầu đời với trường hợp các ca thông liên thất lỗ lớn có thể khống chế được suy tim nhưng áp lực động mạch phổi còn cao. Trẻ lớn hơn cần xét xem lưu lượng phổi có còn tăng nhiều hay không (QP/QS > 1,5-2).
Về quy trình chăm sóc và theo dõi bé, em cần lưu ý một số điểm như:
🔥- Về chế độ ăn, em nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, đầu để cao khi cho bú. Nếu trẻ có biểu hiện mệt, gắng sức trong khi bú thì nên chia bữa nhỏ nhưng tăng số bữa ăn. Đầu tiên, cho bé ăn mỗi 2 giờ và khi đó em có thể phải đánh thức bé dậy vào ban đêm vài lần để cho ăn cho đến khi bé có thể ăn được lượng sữa lớn và thưa lần hơn. Nếu con em bú bình thì nên tìm loại vú giả mềm hơn hoặc có các lỗ rộng hơn để sữa có thể chảy dễ dàng hơn.
🧸- Về chăm sóc đường hô hấp: tránh cho trẻ tiếp xúc nguồn bệnh, hạn chế trẻ tiếp xúc với nhiều người lạ, giữ ấm trẻ khi trời lạnh, đặc biệt trong thời gian dịch bệnh Covid-19. Em và người thân cần thực hiện 5K và tiêm phòng vaccine đầy đủ.
🃏Ngoài ra, trẻ cần được khám sức khỏe định kỳ, tuân thủ đơn thuốc (nếu có) là rất quan trọng với trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh. Hơn nữa, trẻ còn cần được tiêm chủng đầy đủ thậm chí tiêm chủng bổ sung để tránh mắc các bệnh phổ biến như tiêm phòng cúm. Chúc cháu khỏe mạnh.
TS.BS Nguyễn Thị Duyên
Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội