Một✃ nền bóng đá mạnh không nhất thiết phải xuất phát từ nền kinh tế phát triển. Rất nhiều đội bóng ở châu Phi, Trung và Nam Mỹ có nền kinh tế không giàu có vẫn đàng hoàng lọt vào World Cup. Nền bóng đá có mạnh hay không phụ thuộc vào Liên đoàn bóng đá (LĐBĐ) có tư duy như thế nào. Ở các nước, LĐBĐ chỉ là cơ quan mang tính hành chính, tổ chức các giải 🃏đấu dựa trên luật lệ và quy tắc, giám sát các trận đấu để can thiệp khi có biểu hiện phi thể thao, và không can thiệp vào hoạt động của CLB cũng như hội đồng trọng tài.
CLB là tổ chức nghề nghiệp có tư cách pháp nhân, có quyền kinh doanh thể thao trên các lĩnh vực liên quan, có đóng thuế. Ông bầu của CLB ༺có quyền tài trợ tài chính để mua cầu thủ và HLV nhưng không có quyền trả lương thưởng cho cầu thủ. Lương thưởng của cầu thủ dựa vào tiền vé và tiền quảng cáo, tiền bản quyền truꦚyền hình, tiền kinh doanh các vật phẩm có in logo của CLB. CLB có ít nhất một sân vận động riêng và khi đó, CLB mặc nhiên có quyền đăng ký tham gia giải vô địch quốc gia (bắt đầu từ bảng hạng thấp nhất).
>> 'VFF cần dứt khoát chuyện lương thưởng của HLV Park Hang-꧋seo'
Các quốc gia như Italy chỉ có 2 hạng đấu nhưng Anh, Đức có đến 5 – 6 hạng do phụ thuộc vào số lượng CLB đăng ký tham gia giải. Thể thức thi đấu vòng tròn hai lượt dựa trên bảng xếp hạng mùa trước. Cụ thể, lượt thứ nhất, đội vô địch mùa trước sẽ đấu với đội mới lên hạng, đội thứ nhì đấu với đội xếp áp chót... cho đến hai đội xếp liền kề giữa bảng gặp nhau. Lượt cuối cùng dĩ nhiên là đội vô địch mùa trước gặp đội về nh🔯ì mùa trước cho đến đội áp chót mùa trước gặp đội mới lên hạng mùa này. Vòng hai dựa trên bảng xếp hạng tạm thời của vòng một. Lượt đi đội nào đấu trên sân nhà trước thì lượt về sẽ gặp đối phương trên sân khách.
Như vậy, người xem sẽ rất dễ dàng nắm được lịch thi đấu của các đội và có kế hoạch mua vé theo trận, từng vòng, sân nhà, sân khách. Người xem cũng có thể sắp xếp được thời gian để đi xem vì đã biết𝕴 lịch trước ít nhất một tháng (thời gian tạm nghỉ giữa hai mùa và hai vòng). Tại mỗi trận đấu, độiಌ thắng được hưởng 3/4 tiền vé vào sân. Cho nên, ngoài tính toán chức vô địch, họ còn cân nhắc đến chuyện thắng thua, dùng đội hình nào ở trận nào. Đội hình chính toàn ngôi sao thắng ở sân có ít ghế và thua ở sân có nhiều ghế thì lỗ to. Bởi vậy, đấu trên sân nhà, được sự ủng hộ của khán giả nhà thì họ phải bỏ tiền ra xây sân vận động càng nhiều ghế càng tốt. Đội có truyền thống thành tích huy hoàng bao giờ cũng có sân thuộc hàng lớn nhất (nhiều ghế nhất).
Những trận tranh cúp C1, C2 gần như có tính chất của đội tuyển vì CLB của hai quốc gia gặp nhau, khán giả không chỉ là fan hâm mộ r𒉰iêng của hai đội. Đặc biệt, trong đội hình CLB khách còn có cầu thủ của nước mình đá cho họ cũng như cầu thủ nước họ đá cho CLB nhà.
>> 'Quy trình niềm tin' khiến chuyện lương của HLV Park bị✃ 💧đem ra mổ xẻ
Về trọng tài cũng có bảng xếp hạng riêng của hội đồng trọng tài. Trọng tài ít lỗi nhất ở mùa trước xếp hạng cao nhất và luôn được bố trí ở những "trận cầu đinh" giữa hai đội ngang cơ nhau tại mỗi vòng đấu. Trận có hai đội chênh lệch đẳng cấp ở mức độ càng cao thì bố trí trọng tài xếp hạng càng thấp. Tiền lương thưởng của trọng tài cũng dựa vào phần trăm tiền vé trên sân. Như vậy, ta có thể🐲 hiểu trọng tài xếp hạng càng cao thu nhập cũng càng cao. Đó là lý do người xem bóng đá của nước họ rất ít khi đề cập vấn đề trọng tài. Những trọng tài xếp hạng cao này sẽ được liên đoàn bóng đá châu lục mời cầm còi các trận quốc tế như C1, C2, khu vực, châu lục. Tiêu chí xếp hạng như thế nào, hội đồng trọng tài phải đăn🐻g ký và thỏa thuận với Liên đoàn bóng đá châu lục để họ tiện theo dõi và so sánh với trọng tài nước khác.
Trọng tài Việt Nam ít được mời cầm còi quốc tế vì không đáp ứng được hai tiêu chí cơ bản: sức khỏe để theo kịp tốc độ trận đấu và chuyên môn (nhiều lỗi sai sót không đáng). Người cầm còi trong nước còn bị khán giả chỉ trích thậm t🍃ệ thì sao có thể bắt được cá♍c trận đấu quốc tế?
Muốn có nhiều bảng xếp hạng thì phải khuyến khích nhiều CLB tham gia. Muốn nhiều CLB tham gia, phải cho phép họ đượcℱ sở hữu và đầu tư sân bón🐻g (Việt Nam chưa có quy định này). Tên tuổi, màu cờ sắc áo của CLB gắn liền với tên địa phương nơi cái sân mà họ sở hữu tọa lạc chứ không gắn liền với tên của đơn vị tài trợ chính. Đơn vị tài trợ này có thể thay đổi liên tục vì họ có quyền mua bán CLB trên thị trường chứng khoán.
Họ có hẳn một nền kinh tế bóng đá là như thế, có thể mua bán cái lớn như CLB, cầu thủ, HLV, quảng cáo cho đến cái nhỏ như vé vào xem, áo thi đấu, đ💛ồ vật có in logo của CLB, dụng cụ để cổ vũ, thức ăn nước uống trong sân,... Đó là chưa nói đến vật liệu bảo trì sân,𒈔 dụng cụ tập luyện, bác sỹ, nhà quản lý, kế toán,... chuyên ngành thể thao.
>> Trꦰả 2 triệu USD/năm cho HLV Park Hang-seo để vô địch SEA Games có đáng không?
Bóng đá châu Âu biết làm gì để nâng cao mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực. Bóng đá châu Á nói chung và từng quốc gia châu Á nói riêng kém hấp dẫn vì tư duy logic kém xa họ. Khi đụng phải tiêu cực, châu Âu lập tức nghĩ ra biện pháp giải quyết căn cơ ngay từ đầu chứ kಞhông chờ cho tiêu cực lan tràn đến mức phổ biến rồi mới ngăn chặn. 🃏Như thế vừa phức tạp vừa tốn kém.
Ngoài ra, các tổ chức bóng đá còn chịu sự giám sát và chế tài của các tòa án liên quan. Ví như tòa án lao động (chuyên xử các vụ kiện liên quan đến luật lao động). Ở thập niên 90, cầu thủ Jean-Marc Bosman được CLB Liege mua về nhưng phải ngồi ghế dự bị quanh năm suốt tháng, không được ra sân trận nào. Anh ta đâm đơn kiện lên tòa án lao động và thắng kiện. Từ vụ kiện này, LĐBĐ châu Âu buộc phải ra quy chế (được gọi là luật Bosman) rằng mỗi cầu thủ (có thẻ hành nghề chuyên nghiệp và đang thuộc sở hữu của một CLB nào đó) phải có ít nhất bao nhiêu trận được ra sân thi đấu chính thức ở mỗi mùa bóng bất kể cầu thủ ấy có phong độ ra sao, trừ phi bị chấn thương. Bởi vậy, cho dù là ông bầu cực kỳ giàu có cũng phải tính toán đến số lượng cầu thủ tối đa mà CL🍰B có thể cho ra sân chứ không phải muốn mua bao nhiêu thì mua.
>> Bài viết cùng tác giả:
>> 2 triệu USD t෴huê HLV Park để 'học' chứ ꦡkhông chỉ mua thành tích
>> 🧔'Nhiều khán giả Vi🅠ệt dễ dãi vì lười suy nghĩ, không biết cách phê bình'
Từ luật Bosman, các giải trẻ (U) được hình thành (16 tuổi là cầu thủ 𒀰có quyền đăng ký hành nghề chuyên nghiệp, tốt nghiệp THPT sẽ được cấp thẻ hành nghề chính thức). Không phải cứ "trẻ", "chưa đủ tuổi" là không được ra sân. Để không làm giảm chất lượng thi đấu, cầu thủ trẻ có các giải trẻ với đội hình riêng, không bao giờ lẫn với đội hình chính thức của CLB hay tuyển quốc gia. Chỉ có những cầu thủ trẻ thật sự nổi bật mới được gọi vào đội hình chính thức. Đó là những cầu thủ có tài năng thiên bẩm, được phát hiện và trưởng thành từ lò đạo tạo của đội bóng.🐻
Trong khi đó, đội hình chính thức thường đa phần là những cầu thủ "trưởng thành muộn", tức là nhờ chăm chỉ tập luyện, nâng cao và giữ vững phong độ, tìm tòi sáng tạo kỹ năng riêng mà có chỗ đứng trong đội hình. Phần lớn những cầu thủ này chưa bao giờ đứng trong bất kỳ đội trẻ nào, chưa từng tham gia một học viện bóng đá nà𝔉o. Họ chỉ là những cầu thủ tham gia họ🦩c kỹ năng đá bóng tại một CLB nào đó, tự tập luyện đá bóng ở bất kỳ nơi nào có thể và tham gia tất cả các giải bóng đá học đường. Đào tạo kỹ năng đá bóng cho những người này cũng đòi hỏi một nguồn tài chính không nhỏ của CLB....
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.