Vợ chồng chị Linh từng thụ ♍tinh ống nghiệm (IVF) tại New Zealand nhưng thất bại do nang noãn không phát triển trong quá trình kích trứng. Tìm hiểu về các trung tâm hỗ trợ sinh sản ở Việt Nam có tỷ lệ thành công cao, chi phí hợp lý, họ quyết định về nước "tìm con". Chi phí của một chu kỳ IVF ở New Zealand khoảng 12.000-17.000 USD (300-400 triệu đồng), gấp ba lần so với Việt Nam.
Đầu tháng 7/2022, vợ chồng chị Linh về nước, lựa chọn Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệ🌌nh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội (IVFTA). Đây là đơn vị ở Việt Nam đạt đầy đủ chứng nhận của Ủy ban Chứng nhận chất lượng về Kỹ thuật sinh sản (RTAC) thuộc Hiệp hội Sinh sản Australia.
Qua thăm khám và xét nghiệm, BS.CKI Lê Đức Thắng chẩn đoán chị Linh hiếm muộn do rối loạn phóng noãn. Thꦿeo bác sĩ Thắng, đây là một trong nh💛ững nguyên nhân phổ biến, chiếm khoảng 21-25% trường hợp vô sinh nữ.
Thông thường vào mỗi⛄ chu kỳ kinh, buồng trứng có một nang noãn phát triển, vỡ ra và giải phóng noãn (rụng trứng). Ở phụ nữ bình thường, quá trình phóng noãn diễn ra đều đặn hàng tháng, giúp trứng có cơ hội gặp tinh trùng để thụ tinh. Tuy nhiên, với những bệnh nhân như chị Linh, quá trình này bị rối loạn gây khó thụ thai.
Không có nhiều thời gian ở lại Việt Nam, từng không đáp ứng thuốc kích trứng, họ quyết định thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Chị Linh được chỉ định phác đồ kích trứng cá thể hóa, giảm số🌠 mũi tiêm so với thông thường, hạn chế tình trạng quá kích buồng trứng. Bác sĩ theo dõi sự phát triển của các nang noãn bằng siêu âm và xét nghiệm máu định lượng nội tiết. Sau 10 ngày kích trứng, bác sĩ chỉ định thuốc trưởng thành nang noãn.
Bác sĩ đánh giá chị Linh đáp ứng tốt với thuốc, thu ♚được 31 noãn trong lần chọc hút đầu tiên, tạo được 13 phôi nang. Phôi được nuôi cấy trong tủ có gắn camera quan sát liên tục (time-lapse). Chuyên viên phôi học quan sát, đánh giá từng thay đổi nhỏ của phôi mà không cần mang ra bên ngoài như tủ cấy thông thường. Nhiệt độ, độ pH, độ ẩm, ánh sáng, nồng độ và chất lượng không khí trong tủ cấy giống với môi trường tự nhiên nhất, giúp cải thiện chất lượng, nâng cao khả năng sống của phôi. Phần mềm phân tích phôi áp dụng trí tuệ nhân tạo giúp chuyên viên phôi học lựa chọn phôi tốt nhất chuyển vào tử cung.
Tháng 9/2022, chị Linh dùng thuốc chuẩn bị niêm mạc và đậu thai ngay 🎃từ lần chuyển phôi đầu tiên. Vợ chồng chị trở về New Zealand đúng kế hoạch với niềm hạnh phúc lớn dần trong bụng. Hai bé gái chào đời khỏe mạnh vào tháng 5 năm nay.
"Cả chúng tôi và các bác sĩ đều chܫạy đua ♏với thời gian, cuối cùng được đón song hỷ", chị Linh chia sẻ.
Theo bác sĩ Thắng, rối loạn phóng noãn không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà còn có thể gây ra biến chứng như ung thư nội mạc tử cung nếu không phát hiện và điều trị sớm. Ngoài🦋 biểu hiện chu kỳ kinh không đều, kỳ kinh kéo dài hoặc vô kinh, rối loạn phóng noãn có thể liên quan đến sự thay đổi độ nhầy tử cung, suy giảm ham muốn tình dục, béo phì, rậm lông... Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể không bộc lộ ở một số người, hầu hết trường hợp chỉ được phát hiện khi họ gặp khó khăn trong vấn đề sinh sản.
Rối loạn phóng noãn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm những bất thường hệ thống nội tiết ở vùng dưới đồi - tuyến yên; rối loạn nội tiết tố do căng thẳng; tăng hoặc giảm cân mất kiểm soát. Ngoài ra, các bệnh lý gây rối loạn chức năng buồng trứng như buồng trứng đa nang, suy buồng trứng... cũng có thể đi kèm rối loạn phóng noãn.
Ở bệnh nhân hiếm muộn, việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Đa số trường hợp sẽ được sử dụng các loại thuốc kích thích nang noãn phát triển. Tỷ lệ có thai sau mỗi chu kỳ kích trứng khoảng 30%.
Bác sĩ Thắng cho biết thêm một số trường hợp, sau quá trình kích trứng, một vài hoặc tất cả noãn không phát triển đến giai đoạn trưởng thành để sẵn sàng thụ tinh. Trước đây, nh🅺ững noãn này không thể sử dụng hoặc sử dụng với hiệu quả thấp. Hiện nay, tiến bộ trong khoa học cho phép các nhà phôi học nuôi cấy những noãn này, giúp chúng trưởng thành trong môi trường ống nghiệm. Đây được gọi là kỹ thuật trưởng thành noãn non (IVM). Noãn sau đó có thể được trữ lạnh để sử dụng sau này hoặc được thụ tinh và tạo phôi bằng kỹ thuật IVF hoặc ICSI. Các nghiên cứu thực hiện IVM trên nhóm bệnh nhân này ghi nhận tỷ lệ có thai khoảng 30-35%.
Theo bác sĩ Thắng🥀, trong quý I/2023, lượng bệnh nhân đến điều trị hiếm muộn tại , Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tăng 30%, trong đó khoảng 10% là người nước ngoài, Việt kiều. Nhiều 🧸trường hợp đăng ký khám online để được bác sĩ tư vấn từ xa trước khi quyết định về nước điều trị.
Ngoài nỗ lực rút ngắn t൩ối đa quy trình điều trị vô sinh, hiếm muộn mà không ả💦nh hưởng kết quả, trung tâm cũng liên kết với nhiều đơn vị công chứng, văn phòng luật để hỗ trợ thủ tục pháp lý cho người bệnh. "Chi phí hợp lý so với các nước, tỷ lệ IVF thành công trung bình lên tới 68,5% là những lý do thu hút nhiều người nước ngoài, Việt kiều đến Việt Nam tìm con", bác sĩ Thắng nói thêm.
Trịnh Mai
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi
Độc giả gửi câu hỏi về vô sinh hiếm muộn tại đây để bác sĩ giải đáp |