Vợ chồng anh Hải có một con tr꧒ai 3 tuổi và một bé gái trong bụng mẹ dự kiến chào đời vào tháng 4/2025. "Tôi muốn sắp xếp chu toàn cho ba mẹ con trong tương lai mới có thể thanh thản ra đi", anh Hải nói, hôm 22/11. Lúc này, bác sĩ tiên lượng thời gian sống của anh trung bình dưới 12 tháng.
Những ngày qua anh Hải đưa đón con trai đi học, cuối tuần tổ chức gia đình đi chơi và chụp ảnh 𒅌lưu giữ kỷ niệm. Cả nhà cùng nhau mua sắm quần áo mới, khăn, tã cho em ꧋bé sắp chào đời. Tranh thủ lúc khỏe, anh Hải tự tay giặt, gấp gọn từng bộ quần áo cho con.
Vợ bụng bầu vượt mặt, thường xuyên lấy nước mắt rửa mặt khi đối mặt với tương l🌱ai. "Tôi biết một mình vợ gánh vác gia đình, lo kinh tế là điều quá sức", người đàn ông nói xin lỗi rồi nhắn nhủ an ủi vợ cố gắng. Nghĩ đến khả năng không kịp nhìn con gái chào đời, anh nhờ mẹ ruột động viên tinh thần vợ vượt qua giai đoạn sau sinh.
Biến cố bất ngờ xảy ra với anh Hải và gia đình chỉ mới hai tháng nay, khi anh đột ngột sụt 3 kg trong vòng một tháng, ho nhiều, đau bụng thường xuyên. Anh được chẩn đoán đau dạ dày, viêm phổi nhưng uống thuốc không bớt, đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám và được chẩn đoán xác định ung thư sarcoma mô mềm di căn phổi. Sarcoma là khối u ác tính phát triển trong xương hoặc mô mềm (mô liên kết) như mỡ, cơ, dây t🍌hần kinh, mô xơ, mạch máu...
Thạc sĩ, bác sĩ Ngô Tuấn Phúc, khoa Ung bướu, cho biết tỷ lệ mắc loại ung thư này là 0,04/100.000 người. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. "Thế giới hiện c🔴hỉ có một loại thuốc n♈hắm đích nhằm kéo dài thời gian sống của bệnh nhân, tuy nhiên thuốc chưa có mặt tại Việt Nam", bác sĩ Phúc nói.
Cầm♏ kết quả ung thư di căn, anh lặng người. "Lúc đấy tôi chỉ nghĩ mình chết thì vợ con sẽ thế nào", anh Hải nhớ lại. Chưa thể chấp nhận sự thật, anh Hải xác nhận lần nữa với bác sĩ: "Tôi còn trẻ, không có thuốc trị đặc hiệu nhưng vẫn có cách đánh bại ung thư phải không?".
Hiểu tâm lý chung người bệnh bị sốc khi biết un⭕g thư và muốn phủ nhận hoặc chối bỏ tình trạng bệnh, bác sĩ Phúc giải thích cho anh Hải về hướng điều trị ban đầu. Với hy vọng còn nước còn tát, giảm nỗi đau thể xác và tinh thần cho anh Hải, bác sĩ đưa ra phác đồ dùng nhiều loại thuốc hóa trị, kiểm tra tình trạng đáp ứng, kết hợp can thiệp tâm lý và điều trị đau. Bác sĩ theo dõi đánh giá mức độ đau để kê thuốc trước khi cơn đau nặng dần.
Mỗi ba tuần anh đến bệnh viện truyền thuốc, song qua hai chu kỳ hóa trị, kết quả chụp CT và xét nghiệm ghi nhận thuốc không ngăn được sự phát triển của tế bào ung thư. Bụng anh căng tức, to dần, khó đi tiểu, nhữn🐓g cơn đau mạnh hơn.
Mỗi lần khám, bác sĩ Phúc đều hỏi han về công việc, gia đình, sở thích ăn uống... của anh Hải. Các bác sĩ khoa Ung bướu trị liệu tâm lý cho anಞh ngay từ khi có chẩn đoán ung thư giai đoạn cuối. "Chúng tôi đều mong người bệnh khỏe lại nhưng không phải ai cũng có thể điều trị khỏi, nhất là giai đoạn cuối và chưa có thuốc", bác sĩ Phúc cho biết.
Mỗi giai đoạn ung thư có mục tiêu điều trị khác nhau. Ở giai đoạn sớm, mục tiêu là chữa khỏi, giai đoạn trễ thì điều trị duy trì sự sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Ở giai đoạn cuối, các liệu pháp điều trị đặc hiệu thường không còn hiệu quả nên bác sĩ tập trung điều trị giảm đau và chăm sóc tinh thần cho người bệnh. Bác sĩ phối hợp gia đình chia sẻ tình trạng bệnh theo t𒁃ừng giai đoạn, thông báo dần q🐼ua nhiều lần khám, giúp người bệnh bớt suy nghĩ tiêu cực, thư thả về tinh thần, giảm đau đớn thể chất trong những ngày cuối đời.
Những ngày này anh Hải chịu đựng nhiều cơn đau hơn, gầy gò suy kiệt nhưng vẫn cố gắng cười vui cùng vợ con. "Tôi đã nghĩ thông suốt nên chấp nhận sự thật", anh cho biết, thêm rằng "kịp dành thời gian cuối với vợ co💛n".
Theo Globocan, mỗi năm Việt Nam ghi nhận thêm khoả🍸ng 180.480 ca ung thư và 120.180 ca tử vong do ung thư. 5 b🥀ệnh đang dẫn đầu là ung thư vú, gan, phổi, đại trực tràng và dạ dày. Số bệnh nhân ung thư ngày càng tăng và xu hướng trẻ hóa, nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ đau đớn cũng được chú trọng hơn.
Năm 2006, Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn cho người bệnh ung thư và AIDS, tập trung vào các loại thuốc giảm đau về thể chất. Năm 2022, sau quá trình phát triển và đánh giá, Bộ Y tế hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ nhắm đến điều trị toàn diện về thể chất, tinh thần của cả người bệnh và gia đình, dành cho người bệnh mạn tính, ung thư,🅘 HIV, ♒bệnh mạn tính giai đoạn cuối mà liệu pháp điều trị không còn có thể cải thiện thêm, người bệnh có tiên lượng sống không còn quá 6 tháng.
Một trong những vai trò quan trọng nhất của chăm sóc giảm nhẹ là giúp bệnh nhân tiếp cận phương pháp giảm đau, kiểm soát triệu chứng. Người bệnh còn được cung cấp các điều trị hỗ trợ khác như can thiệp dinh dưỡng, vật lý trị liệu, tâm lý... Sự quan tâm, 🍰động viên từ thân nhân hỗ trợ người bệnh cải thiện các vấn đề tinh thần, có thêm nghị lực để tiếp tục chữa trị.
Nguyễn Trăm
*Tên người bệnh đã được thay đổi
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh ung thư tại đây để bác sĩ giải đáp |