VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ bảy, 23/11/2024

Xin tư vấn giúp em! Vợ em đang mang thai 22 tuần và🌟 mới chích uốn ván ngày 11/8. Vậy hiện tại có thể chích vaccine Covid-19 được không? Và nếu chích được 🌞thì vào thời điểm nào ạ? Em xin cám ơn.

Nguyễn Minh Phong, 30 tuổi, 52/3 khu phố 2,thị trấn hóc môn

BS.CKI Lê Thị Kim Ngân

Chào bạn Phong
Hiện không có quy định khoảng cách giữa mũi tiêm VAT và tiêm ngừa vaccine phòng Covid-19. Vì vậy bạn có thể sắp xếp thời gian để được tiêm ngừa vaccine Covid-19 càng sớm càng tốt, nhất là tꦬrong thời điểm dịch bùng phát như hiện nay.

Chúc bạn sức khỏe!

Chào bác sĩ. Bác cho em hỏi: bé nhà em được 6 tuổi, thỉnh thoảng có đau nhức bắp chân, đùi hoặc đầu gối vào ban đêm đặc biệt là những ngày thay đổi thời tiết. Em đã cho con đi khám vi lượng một thời gian trước, bé không bị thiếu canxi nhưng thiếu vitamin D, đã uống bổ sung theo liệu trình ...

Thu Nga, 32 tuổi, Hà Nội

TTƯT.PGS.TS.BS Nguyễn Thị Yến

Chào chị,
Chị đã làm rất đúng là đã cho bé đi khám và làm xét nghiệm để biết em bé có hiện tượng thiếu canxi và vitamin D không. Vì trẻ em đang trong độ tuổi lớn nếu đau xương dài và đầu gối 𒅌vào ban đêm đặc biệt là những ngày thay đổi thời tiết thì bé có thể bị đau xương phát triển do thiếu hoặc rối loạn chuyển hóa canxi.

Tuy⛎ nhiên sau liệu trình điều trị bổ sung vitamin D kéo dài 6 tháng mà tình trạng đau chân của bé vẫn chưa hết thì đây không còn là hiện tượng sinh lý bình thường nữa mà có thể gặp trong một số bệnh của xương, khớp. Vì vậy theo tôi chị nên đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khám lại để chẩn đoán cụ thể và chính xác bệnh lý cho bé. Chúc bé và gia đình khỏe mạnh.

Bé 6 tháng rưỡi, bú mẹ hoàn toàn, cân nặng đạt 6,4kg, chiều cao 62cm có nằm trong chuẩn không ạ? Lúc mới sinh bé nặng 3,4 kg. Ngoài ra bé đang vào kỳ ăn dặm. Bé không thích đồ xay nhuyễn hoặc ray mà chỉ hợp tác ăn thô. Vậy mẹ nên bố trí ăn dặm cho bé như thế nào là hợp ...

Huyền Trang Nguyễn, 26 tuổi, Hà Nội

Chào bác sĩ. Bé trai nhà em 7 tháng tuổi bị lỗ tiểu dưới, dương vật dính 2 biều dái. Bác sĩ có nói khi bé lớn tiểu phẩu được. Tình hình dịch không vào bệnh viện Nhi đồng 1 được nên em lo lắng bé càng ngày càng lớn có ảnh hưởng không bác sĩ? Nhờ bác sĩ tư vấn cho em với. ...

Trân văn hoà, 35 tuổi, Sơn tịnh -quãng ngãi

BS.CKI Phạm Ngọc Tường Vy

Chào bạn! Xin cảm ơn những thông tin bạn đã chia sẻ về tình trạng của con bạn.
Lỗ tiểu đóng thấp (lỗ tiểu dưới) là tình trạng bất thường bẩm sinh của dương vậ💮t, trong đó lỗ tiểu mở ra ở mặt bụng thay vì ở đỉnh dương vật. Vị trí lỗ tiểu có thể thay đổi từ khấc quy đầu đến giữa bìu và hậu môn. Thống kê cứ 300 bé trai sẽ có 1 bé bị di tật này.

Nguyên nhân của lỗ tiểu thấp đã được cho là do quá trình phát triển bất thường của niệu đạo trước, vật xốp, vật hang và bao quy đầu trong thời kỳ mang thai hay các khiếm khuyết các yếu tố phát thượng bì da ở mặt bụng dương vật, khiếm khuyết về mạch máu vùng dương vật, sự thiếu🐼 hụt các enzyme trong quá trình sinh tổng ♎hợp testosterone…

Bé trai bị lỗ tiểu thấp không gặp khó khăn trong việc đi tiểu, tuy nhiên trong một số trường hợp nặng, bé có thể sẽ phải đi tiểu ngồi hoặc khó khăn trong việc quan hệ tình dục sau này. Trẻ bị lỗ tiểu thấp một số trường hợp có kèm dính da dương vật bìu giống tình trạng 🐻của con bạn.

Tất cả các trường hợp trẻ bị lỗ tiểu thấp đều có𒁃 chỉ định phẫu thuật (trừ trường hợp: thể nhẹ và dương vật thẳng). Thời điểm phẫu thuật lý tưởng là từ 1-3 tuổi. Hiện nay, trên ℱthế giới tuổi bắt đầu phẫu thuật cho trẻ bị lỗ tiểu thấp là 6 tháng. Con bạn được 7 tháng tuổi, bé vẫn còn trong thời gian cho phép. Bạn đừng nên lo lắng quá. Khi tình hình dịch Covid-19 ổn định hơn, bạn hãy đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và lên kế hoạch điều trị cho bé.

Chúc bạn sức khỏe!

Khi đang mang thai mà tôi bị táo bón thường xuyên có ảnh hưởng gì tới thai nhi không và hiện tôi còn bị trĩ nữa. Lần trước tôi uống viên sắt nên táo rất nặng. Tới 7 ngày mới đi vệ sinh. Nên lần mang thai này tôi không biết nên dùng thuốc hay thức ăn bổ sắt như thế nào để đỡ ...

Phạm Thị Hoa, 38 tuổi, Hà Nội

Chào bác sĩ, em đang mang thai con đầu, em tiêm vaccine phòng uốn ván mũi 1 ngày 6/7, chỗ tiêm hẹn 1 tháng sau đi tiêm mũi 2 nhưng đến nay do dịch nên chưa đi tiêm mũi 2 được. Bác sĩ cho em hỏi mũi 2 có thể cách mũi 1 bao nhiêu🦩 lâu ạ?

Rosée Nguyễn, 26 tuổi, 342/62c trần thủ độ phú thạnh tân phú

BS.CKI Lê Thị Kim Ngân

Chào em,
Phụ nữ mang thai lần đầu sẽ được tiêm 2 mũi vaccine uốn ván, mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 4 tuần mục🌌 đích phòng ngừa uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh. Bạn đã tiêm mũi 1 ngày 6/7, nên mũi s♛au ngày 6/8 có thể đi tiêm bất kỳ lúc nào, em nhé!

Chúc em sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, em có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt𒁏 lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Con em hiện nay 2 tháng 3 ngày tuổi, các chỉ số xét nghiệm máu cách đây 1 tháng chỉ thiếu máu nhẹ.
Em đang bổ sung vitamin d3 cho bé. Con em bú sữa công thức hoàn toàn vì mẹ bị mất sữa. Giờ e muốn bổ sung dha cho con thì nên cho con uống vào thời gian nào trong ngày để ...

Thanh nga, 25 tuổi, Nghệ an

TTƯT.PGS.TS.BS Nguyễn Thị Yến

Chào chị,
Ở lứa tuổi của bé, chị bổ sung vitamin D3 cho💃 bé là rất đúng. Chị muốn bổ sung DHA cho con vì chị mất sữa nên c🦋háu ăn sữa công thức là cần thiết. DHA là một loại acid béo Omega-3, chiếm đến 15 - 20% thành phần tạo nên não bộ con người. Omega-3 vẫn được biết là chất béo tốt cho mắt, cụ thể DHA cấu tạo nên 50 - 60% võng mạc mắt.

Với trẻ 🙈nhỏ, DHA không thể thiếu cho việc cấu tạo hoàn thiện và phát triển chức năng của não bộ và mắt. Bổ sung DHA cho trẻ sơ sinh và꧂ trẻ sinh non được khuyến khích vì hai đối tượng này chưa đủ khả năng chuyển hóa tiếp nhận DHA từ thực phẩm hay sữa mẹ.

Nếu trẻ bú mẹ thì trong sữa mẹ đã có đủ hàm lượng DHA cần thiết cho bé. Nếu mẹ không đủ sữa, trẻ uống sữa công thức thì nên chọn loại sữa có bổ sung DHA. Còn nếu sữa công thức không có hoặc có ít DHA thì có thể bổ sung thêm DHA, thuốc này có thể uống vào buổi sáng hoặc buổi tối nhưng tốt nhất là uống trong bữa ăn, vì khi dùng chung với bữa ăn, axit béo O💝mega-3 được hấp thụ tốt hơn vì chất béo kích thích các enzyme lipase h✨oạt động, giúp các Omega-3 bị phân hủy và được hấp thụ vào cơ thể. Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về chương trình. Thân mến!

Chào bác sĩ !
Tháng 11/ 2020 em làm ivf tại bệnh viện Tâm Anh. Trong quá trình mang thai em không bị đau bụng hay ra máu gì nhưng 27 tuần em đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ và phát hiện tử cung mở 2 phân. Em nhập viện được 10 ngày thì sinh non, cháu không qua khỏi vì quá yếu, ...

Trần Thị Huyền, 27 tuổi, Dông Trù Đông Hội Đông Anh

Em 34 tuổi thụ tinh ống nghiệm lần đầu và bi sẩy thai lúc 9 tuần vì mất tim thai, giờ em đã tiêm vaccine mũi 1 và cũng chưa biết khi nào sẽ tiêm được mũi 2. Bác sĩ cho em hỏi sau tiêm vaccine Covid-19 bao lâu thì em có thể chuyển phôi lần 2. Em có tiền sử bị trầm cảm ...

Phan Thị Thuỷ, 34 tuổi, Bình Tân, TPHCM

Bé nhà em 30 tháng, ít ăn rau, móng tay chân cháu sần và giòn gãy, ♑có ngón út bị sùi giờ đã mọc lại, nhưng các móng tay rất sần, bác sĩ tư vấn giúp là bé có bị thiếu chất gì và cần khắc phục như thế nào ạ? cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Thị Yến, 36 tuổi, 13/225 Lê Lợi, TP Bắc Giang

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa

Chào bạn,
Móng là một bộ phận nhỏ nhưng rất quan trọng trên cơ thể bé, giúp bé bảo vệ các ngón khỏi bị chấn thương và bảo vệ mạng lưới mạch máu và thần kinh dày đặc ở đầu chi. Bất thường về móng ở trẻ em có rất nhiều dạng và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Móng của trẻ có thể có sọc hay bị rỗ, mất độ trơn láng; độ dày của móng dày lên hoặ🧸c mỏng đi; móng tay bị thay đổi hình dạng hay thay đổi màu; móng tay bị tách khỏi da... Tùy theo nguyên nhân mà trẻ có biểu hiện một hay nhiều bất thường 🔯ở móng.

Các nguyên nhân thường gặp có thể gây bất thường móng bao gồm chấn thương móng, nhiễm siêu vi hay nhiễm nấm ở móng, bệnh lý toàn🐼 thân, thiếu một số chất hoặc sử dụng một số thuốc.

Bạn mô tả móng tay của bé bị sần, thông tin này chưa đủ để có hướng chẩn đoán bệnh. Ngoài ra chỉ riêng hình dáng móng tay chưa đủ để chẩn đoán một căn bệnh cụ thể. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, nếu bé chỉ có biểu hiện bất thường ở móng mà không có các biểu hiện bất thường ở các cơ quan khác, cũng như không sưng đau hay chảy máu móng, bạn nên tạm thời giữ vệ sinh bàn tay và đặc biệt móng tay của bé; cắt ngắn móng và nếu bé còn nhỏ thì hạn chế cho bé ngậm tay. Khi có điều kiện, bạn nên cho bé đi khám, cùng với thông tin bạn cung cấp, bಌác sĩ sẽ khám toàn diện cho bé để có hướng chẩn đoán và đ⭕iều trị thích hợp. Hy vọng thông tin trên có thể giúp bạn chăm sóc bé.

Bé nhà em nay 10 tháng. Hai mi dưới của bé có lông mi quặm vào trong (2, 3 sợi mỗi bên). Bé rất hay dụi mắt. Em nghĩ là do lông mi đụng vào mắt nên khó chịu. Tình trạng này có cách nào xử lý không ạ.
Mong bác sĩ tư vấn, em xin cám ơn.

Minh Anh, 30 tuổi, Tân Phú, TP.HCM

BS.CKI Phạm Ngọc Tường Vy

Chào bạn! Cám ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những thông tin 𒅌của con bạn.

Quặm mi ở🌱 trẻ em là một dạng quặm mi bẩm sinh. Đây là hiện tượng bờ mi lộn vào trong, đẩy hàng lông mi cọ xát vào giác mạc, gặp ở trẻ em từ khi mới sinh ra, có thể phát triển ngày càng nặng thêm nếu không được điều trị. Tỷ lệ quặm mi dưới bẩm sinh khoảng 2%. Khi bị quặm do hàng lông mi cọ xát vào giác mạc làm trẻ khó chịu hay dụi mắt gây✱ viêm kết mạc.

Ở những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, lông mi chưa đủ cứng để gây tổn hại giác mạc do đó bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc mắt bé tại nhà và cách vuốt bờ mi để khắc phục tình trạng mi quặm:
- Vệ sinh mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
- Rửa mắt và vệ sinh mắt bằng khăn sạch, tránh dùng chung với người khác.
- Dùng ngón tay nhẹ💯 nhàng massage từ sống mũi trẻ xuống mí mắt, giúp mí mắt lật ra bên ngoài, để lông mi rời khỏi giác mạc. Mỗi lần massage từ 5 – 10 phút, sau một thời gian, hiện tượng lông quặm sẽ hết.

Trong mùa dịch bệnh Covid-19 phức tạp, bạn cứ chăm sóc 🍃mắt bé theo hướng dẫn tại nhà. Nếu🐼 sau 1 thời gian bệnh không tự mất đi thì cho bé đến bệnh viện có chuyên khoa Mắt để khám hay khám ngay nếu mắt bé có dấu hiệu đỏ mắt, sốt, chảy ghèn vàng.

Chào bác sĩ, vợ chồng em bị alpha thalasemia muốn làm thụ tinh ống nghiệm để s🥂inh con thì có được không ạ? Cám ơn bác sĩ nhiều ạ.

Nguyễn bé ngoan, 25 tuổi, Khánh thuận u minh cà mau

Chào bác sĩ,
Cho em hỏi, em đang ở Long Thành, em 39 tuổi, đang mang thai tuần 34. Em chăm sóc thai với bác sĩ Mỹ Nhi nhưng vì dịch em không vào bệnh viện để theo dõi được nên tạm khám tại địa phương. Em có dự định sẽ đăng ký sinh tại Bệnh viện Tâm Anh. Nhưng gần đây khuya em ...

Cao Ngọc Quyên, 39 tuổi, Long Thành, Đồng Nai.

BS.CKI Lê Thị Kim Ngân

Chào bạn,
Vào những tháng cuối thai kỳ, thai phụ thường gặp các cơn gò sinh lý, đau lưng do thay đổi tư thế, đau vùng chậu do dãn cơ và dây chằng... Tuy nhiên các cơn đau này thường là nhẹ và có thể hết khi nghỉ ngơi. Nếu cơn đau của b🌞ạn chỉ thoáng qua, tự hết và không kèm☂ dấu hiệu nào khác thì có thể là cơn gò sinh lý. Nếu cơn đau lặp đi lặp lại nhiều lần với tần suất ngày càng nhiều và có thể có kèm ra huyết hoặc ra nước âm đạo, đó có thể là cơn gò chuyển dạ, bạn nên tới bệnh viện để Bác sĩ thăm khám nhé.

Chúc bạn sức khỏe!

Bé nhà em sinh mổ 3,2kg, mắt bé có tiết rỉ mắt từ lúc đẻ tới giờ gần 4 tháng rồi không đỡ (rỉ ít màu trắng, có tiết nước mắt, không bị đỏ), mặc dù hàng ngày đều được vệ sinh mắt bằng nước muốiဣ sinh lý 3-4 lần (có day tuyến lệ). Mong bác sĩ tư vấn cho em ạ!

Thanh Mai, 33 tuổi, Hà Nội

TTƯT.PGS.TS.BS Nguyễn Thị Yến

Chào chị,
Hiện tại, bé đã được 4 tháng rồi mà rỉ mắt ༺không đ🍸ỡ, rỉ mắt màu trắng, có tiết nước mắt, mắt không đỏ mặc dù chị đã vệ sinh mắt cho bé 3-4 lần/ngày bằng nước muối sinh lý và day tuyến lệ cho bé, trong trường hợp này bé có thể bị tắc lệ đạo. Ngoài cách vệ sinh mắt cho bé thường xuyên và massage cho bé, nếu thấy không hiệu quả thì mẹ nên đưa bé đến bác sĩ khoa mắt để điều trị tắc lệ đạo cho bé bằng cách bơm rửa lệ đạo và dùng kháng sinh tại chỗ. Chúc bé khỏe mạnh!

Chúc bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 18𒊎0🌌0 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Em năm nay 28 tuổi, đã ly⛎ hôn, chưa có em bé. Em có đi khám tại bệnh viện ở Hà Nội thì kết quả là 2 vòi thông hạn chế. Bây giờ em muốn làm mẹ đơn thân thì xin hỏi bác s🐓ĩ có thể dùng những phương pháp gì và thủ tục như thế nào ạ?

Bùi Mai, 28 tuổi, 31 Trương Phước Phan, Bình Trị Đông, Bình Tân, HCM

Chào bác sĩ. Bé nhà em sinh ngày 20/🍃7/2021, tính đến hiện tại được hơn 4 tuần. Bé xuất hiện ghèn mắt nhiều dù đã làm vệ sinh mắt cho bé. Cho em hỏi hiện tượng này có ảnh hưởng gì đến mắt bé không ạ? Em cám ơn!

TRẦN THỊ HỒNG CHI, 24 tuổi, Xưởng mộc Vân khoa, 569 tổ 6 Cẩm đường, Xã Cẩm Đường, Huyện Long Thành, Đồng Nai

BS.CKI Đỗ Thị Kiều Oanh

Chào bạn!
Rất chia sẻ với tình trạng con bạn đang gặp phải. Với những dấu hi🎐ệu của bé thì khả năng bé 𝓰có thể bị tắc tuyến lệ, đây là tình trạng thường thấy ở trẻ sơ sinh và thường tự hết khi trẻ 4-6 tháng. Để loại bỏ ghèn bạn có thể dùng gạc sạch hoặc vải mềm thấm ít nước ấm sau đó nhẹ nhàng lau khóe mắt.

Bên cạnh đó, bạn cũng ⭕nên thực hiệ🦋n massage ống lệ tại nhà như sau: Trước tiên rửa sạch tay bằng xà phòng và 🐟nước ấm và lau khô tay, sau đó ấn nhẹ ngón tay trỏ vào sống mũi bên trong của trẻ sơ sinh, bên cạnh 🌺ống lệ bị tắc, thực hiện 2 đến 3 lần vuốt hướng xuống bằng ngón tay dọc 2 bên mũi, nên thực hiện massage 2 lần/ ngày, vào buổi sáng và buổi tối.

Nếu trong quá trình làm bạn thấy vùng mũi của trẻ đỏ hoặc sưng thì nên dừng việc massage lại và đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Ngoài ra khi trẻ chảy ghèn mắt nhiều hoặc kèm sưng mắt, đỏ mắt, đau mắt, quấy khóc nhiều, sốt,...bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được🍌 bác sĩ thăm khám. Từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác tình trạng của con bạn và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Chúc bạn sức khỏe!

Xin chào bác sĩ. Em có thai tuần thứ 26 rồi nhưng do dịch Covid-19 nên lịch tiêm vaccine h𓃲o gà , bạch hầu, uốn ván cứ dời lại mãi. Em sợ🥂 đến lúc gần sinh mình vẫn chưa tiêm đủ 2 mũi. Vậy như thế có ảnh hưởng đến em bé khi sinh ra không ạ? Em cám ơn ạ.

Hoàng thị trúc mi, 37 tuổi, 146 ỷ lan nguyên phi

Con cháu nay 16 tháng, nặng 9,5kg, cao 72cm. Hiện cháu đang bổ sung vitamind3k2mk7 vào buổi sáng. Trưa uống canxi hartus, chiều uống kẽm zinc. Ngoài các bữa ăn chính là cháo với cơm (ba bữa ăn trong ngày) thì cứ hai ngày cháu bổ sung một lần yến sào tự chưng và phomai, sữa chua, hoa quả. Sữa 700ml/ngày.
Bác sĩ cho ...

Thanh nga, 25 tuổi, Nghệ an

TTƯT.PGS.TS.BS Nguyễn Thị Yến

Chào chị!
Bé 16 tháng được ăn 3 bữa ăn chính (mặc dù chị chưa cung cấp chi tiết là mỗi bữa bé ăn bao nhiêu), bé có ăn thêm phô mai, sữa chua, hoa quả và 700 ml sữa/ngày. Như vậy chị đã cung cấp chế độ dinh dưỡng rất phù hợp với tuổi và thể trạng của bé. Tuy nhi💞ên để có thể đánh giá hiệu quả của một chế độ ăn tốt cần phải theo dõi sự phát triển (thông qua sự tăng cân và tăng chiều cao) và khả năng 🐠tiêu hóa (thông qua triệu chứng tiêu hóa như trẻ ăn ngon miệng, thích ăn, không nôn, phân bình thường tiêu hóa hết thức ăn nạp vào cơ thể...).

Hiện nay, bé vẫn đang được bổ sung vitaminD3/K2 vào buổi sáng, bé còn đang được uống canxi và kẽm. Vitamin D3 và vitamin K2 là cần thiết và có thể sử dụng cho mọi độ tuổi, tuy nhiên trong những tháng đầu sau sinh bé rất cần vitamin K để♎ dự phòng xuất huyết não ở trẻ sơ sinh.

Đối với trẻ uống sữa mẹ hoàn toàn thì nên bổ sung vitamin cho trẻ từ giai đoạn sơ sinh, mỗi ngày 1 giọt tương đương 400 đơn vị, bổ sung cho đến khi trẻ biết đi và có đi ra ngoài nhiều, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kết hợp với chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dưỡng chất. Theo tôi chị nên chú ý liều lượng Vitamin D3/vitamin K2, canxi và kẽm vì nếu chị bổ sung kéo dài và liều cao thì có khả năng các vi chất này sẽ dư thừa cũng không tốt cho bé. Nếu chị còn băn khoăn về vấn đề này chị nên đưa bé đến gặp các bác sĩ chuyên khoa Nhi để được tư vấn chi tiết hơn.

Chúc bé luôn khỏe mạnh!

Chào bác sĩ, bé trai nhà em được 30 ngày tuổi. Lúc mới sinh bé bị vàng da và phải chiếu đèn 24 tiếng ạ. Bé đang sử dụng kết hợp 30% sữa mẹ và 70% sữa công thức do vợ em bị thiếu sữa. Giờ em muốn bổ sung thêm cho bé Vitamin D3+K2 1 giọt mổi sáng được không ạ. Vì em ...

Huỳnh Tấn Phúc, 25 tuổi, Long Thành, Đồng Nai

TS.BS Đỗ Hữu Thiều Chương

Chào anh, bác sĩ hiểu nỗi lo lắng của anh. Hiện nay, nhiều loại sữa công thức đã được bổ sung thêm các vi chất cần thiết cho bé, nhất là trong giai đoạn 6 tháng đầu đời. Do đó, bác sĩ cần biết thêm thông tin về loại sữa công thức bé đang bú và cả loại sản phẩm bổ sung Vitamin D3 + K2 anh định cho bé dùng.

Anh có thể xem thêm thông tin thành phần vitamin trên hộp sữa và lượng vitamin D3 và K2 trên sản phẩm bổ su💦ng vitamin. Thông thường liều vitamin D cần bổ sung hằng ngày cho trẻ đủ tháng là 400 UI/ngày. Vitamin K2 giúp cho việc hấp t♒hu calci vào xương và liều bổ sung
<12mcg/ngày hầu như không thể gây n♏gộ độc cho trẻ. Anh có thể cho bé khám ở Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn về dinh dưỡng cho bé nhé.

Em đang mang thai tuần thứ 14. Em muốn hỏi đang mang thai thì có tiêm được vaccine ꦇCovid-19 không ạ? Nếu được tiêm thì ở tuần thai bao nhiêu thì tiêm được. Nếu tiêm thì tiêm vaccine loại gì? Em xin cảm ơn các bác sĩ tư vấn ạ.

Nguyễn Ngọc quỳnh, 33 tuổi, 57 ngõ 66 yên lạc, Hai bà trưng, HN