Chào bác sĩ, bé gái nhà em 4 tuổi, cân nặng 18kg, cao 1m, với chiều cao như vậy có thấp hơn so với chuẩn không ạ? Và em nên bổ sung thêm gì để bé có thể phát triển chiều cao ạ. Bé ăn uống bình thường, ngày uống 470ml sữa, 1 hũ sữa chua.
Với sau mỗi bữa ăn bé hay kêu ...
Chào bạn,
Qua thông tin bạn cung cấp thì ở một bé 4 tuổi với cân nặng và ch🌊iều cao hiện tại, theo chuẩn là bé nằm trong giới hạn bình thường. Về vấn đề chiều cao của bé, mặc dù nằm trong giới hạn cho phép (93.9 cm đến 110.8 cm) nhưng so 🐻với chiều cao trung bình của các bạn trai cùng tuổi thì bé thiếu 2.3 cm (trung bình 102.3 cm).
Về chế độ dinh dưỡng thì lượng sữa của con bạn như vậy là rất tốt vì đã đảm bảo được lương calci cần thiết, bạn nên tiếp tục duy trì chế độ ăn đó. Tuy nhiên để tối ưu được chiều cao của bé phù hợp lứa tuổi, bạn cần lưu ý đảm bảo các yếu tố sau đây:
- Ăn đầy đủ nhu cầu năng lượng, đa dạng các nhóm thực phẩm.
- Bạn cũng nên lưu ý bổ sung vitamin D, kẽm, K2 trong chế độ ăn của bé để giúp bé ăn ngon, giúp hấp thu và sử dụng nguồn calci trong cơ thể hiệu quả hơn. Một số thực phẩm giàu kẽm, sắt và calci như sữa, tôm đồng, tép nhỏ, cá nhỏ nguyên xương, lươn, hàu, sò, thịt bò, lòng đỏ trứng gà, ngũ cốc nguyên hạt...
- Đảm bảo bé ngủ sớm, ngủ đủ, và sâu giấc: Nên cho bé đi ngủ sớm trước 21h, ngủ đủ 10-13h/ ngày, và ngủ sâu giấc, vì từ 22h đến 2h sáng là thời gian hóc môn tăng trưởng tiết ra nhiều nhất, kích thích tăng trưởng chiều cao, cũng như phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ cho bé.
- Tăng cường chơi thể thao, ಌchọn các môn thể thao tăng kích thích sụn đầu xương như: chạy xe đạp, bơi, nhảy dây, bóng rổ,... Thời gian tập 30ꦓ-45 phút liên tục và nên tập mỗi ngày.
Còn🍎 về vấn đề tinh trạng đau bụng, hay đi cầu sau mỗi bữa ăn có rất nhiều nguyên nhân; theo những thông tin bạn chia sẻ thì không biết bạn có thay đổi món ăn mới hay không? Lượng thức ăn có nhiều quá đối với bé? Chất lượng thực phẩm và chế biến thức ăn ra sao? Tình trạng này của bé đã xảy ra bao lâu rồi? Bé đau bụng nhiều hay ít, sau♉ đi cầu bé có hết đau bụng hay không?
Trong tình hình giãn cách hiện nay, nếu bạn đảm bảo mọi thứ 🦩đều tốt, bé sau đi cầu thì hết đau bụng, vui chơi bình thường thì bạn có thể theo dõi thêm tình trạng này bé ở nhà. Bạn cũng nên tập cho bé thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày, vệ sinh tay cho bé trước khi ăn, lựa chọn món hợp khẩu vị với lượng ăn phù hợp với bé, không ép bé ăn quá nhiều, vì nhi🀅ều khi việc than đau bụng sau ăn là một cách để bé từ chối không ăn nữa.
Tuy nhiên, bạn nê𒅌n tiếp tục theo dõi tình trạng tiêu hóa của bé một thời gian, nếu tình trạng đau bụng của bé còn kéo dài hoặc kèm theo một trong các dấu hiệu đau bụng tăng, tiêu phân bất thường: như phân sống, phân lẫn máu, tiêu lỏng,… bạn nên đưa bé đến bệnh viện ngay khi có thể để được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị tốt nhất cho con bạn nhé.
Hi vọng những chia sẻ ở trên có thể giúp ích ꧃cho bạn. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch🎉 khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng.
Xin chào các bác sĩ.
Em hiện mang thai 22 tuần. Lúc khám thai 17 tuần, bác sĩ khám tay nói cổ tử cung em bị hở ngoài sâu. Bên trong đóng. Đo cổ tử cung bằng đầu dò được 32mm. Lúc ấy bác sĩ nói không cần khâu cổ tử cung.
Mốc 21 tuần do dịch bệnh quá em không đến bệnh ...
Chào bác sĩ, con em đã được gần 10 tháng tuổi (nặng 9kg, cao 72,5 cm). Trước đây, lúc khoảng 6 tháng tuổi, con đã bắt đầu tập và chịu ăn dặm với bột ăn dặm đóng hộp, cháo xay nước củ quả, nước thịt tự chế biến.
Tuy nhiên cùng khoảng thời gian 6 tháng tuổi này, gia đình thấy con có hiện ...
Em có con 7 tháng tꦓuổi và vẫn đang bú mẹ. Hôm qua em tiêm AstraZeneca. Vậy em vẫn cho con bú bình thường chứ ạ, hay bỏ một vài ngày đầu thưa bác sĩ?
Vợ em mang thai tính đến hôm nay là 29 tuần rồi, nhưng em bé rất ít đạp. Để bàn tay lên bụng lâu lắm mới có cảm giác con cử động, hầu như không thấy đạp gì. Xin hỏi bác sĩ như vậy bé có yếu hay không? Vợ em đi xét nghiệm phát hiện bị tiểu đường nhẹ, nên ăn uống như thế ...
Chào bác sĩ,
Con em sinh non lúc 28 tuần nặng 1,4kg. Nay bé gần 23 tháng nặng 13kg, nhưng cao khoảng 81cm. Như vậy bé có qu💎á lùn không ạ. Bé hay đổ mồi hôi đầu nhiều, ngủ rất ít và không sâu giấc. Rất mong bác sĩ chỉ giúp em cách để cải thiện ạ. Cảm ơn bác!
Chào em,
Bé sanh non 28 tuần, nay bé gần 23 tháng, như vậy tuổi hiệu chỉnh của bé là 20 tháng. Bác sĩ sẽ đánh giá sự phát triển thể chất của bé dựa vào tuổi hiệu chỉnh của bé.
Đối với bé 20 tháng, cân nặng và chiều cao dao động trong khoảng sau thì phù hợp:
● Nếu là bé trai:
○ cân nặng 9.1-14.2 kg (trung bình là 11.3kg);
○ chiều cao 78.6-89.8 cm (trung bình là 84.2 cm);
● Nếu là bé gái:
○ cân nặng 8.4-13.7 kg (trung bình là 10.6kg);
○🦋 chiều cao 76.7-88.7 cm (trung bình là 82.7 cm);
Đối với chiều cao của con 🌺em là 81 cm, hơi thấp hơn chiều cao trung bình theo tuổi nhưng vẫn nằm trong khoảng dao động cho phép; vì vậy 🌞em đừng quá lo lắng.
Để đánh giá sựཧ phát triển chiều cao của con cần dựa trên nhiều yếu tố như: di truyền và biểu đồ thay đổi chiều cao của bé trong một khoảng thời gian (ví dụ: lúc sanh, chiều cao đo được của từng tháng). Con em vẫn còn tăng trưởng, em nên tập trung cho bé có chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động phù hợp, ngủ đủ giấc, như vậy sẽ giúp bé phát triển chiều cao.
Về vấn đề đổ mồ hôi đầu, ngủ ít và không sâu giấc: có nhiều nguyên nhân, nhưng nếu bé vẫn ăn giỏi và hoạt động bình thường, không có biểu hiện bệnh khác em có thể cải thiện bằng các cách sau:
● Để phòng ngủ thoáng mát;
● Giữ cơ thể bé luôn mát mẻ, mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi;
● Cho bé uống nhiều nước mỗi ngày;
● Không nên ăn no trước khi ngủ 30-60 phút;
● Trong ngày em tập cho bé ăn ngủ có giờ giấc, ngủ ban ngày vừa đủ để bé có giấc ngủ ban đêm trọn vẹn;
Hy vọng🍃 vài thông tin chia sẻ trên sẽ giúp em được ph🐈ần nào. Chúc bé nhà em ăn ngoan, chơi tốt, ngủ sâu giấc và đặc biệt là khỏe mạnh. Mến chào em!
Em bị động kinh 20 năm nay, em đang điều trị tại bệnh viện Tâm Anh được 2 năm. 2 năm nay em không có cơn. Đợt vừa rồi, em lấy chồng, cũng đang muốn có con. Dịch như thế này, em không lên khám được. Em muốn hỏi bác sĩ giờ em muốn có bầu thì nên đổi thuốc nào ạ. Em thuộc ...
Chào bạn,
Để có thể tư vấn chính xác hơn, chúng tôi cần biết thông tin loại thuốc bạn đang sử dụng. Bạn đã dùng thuốc 2 năm nay rồi nếu chưa đi khám lại thì cũng nên làm xét nghiệm máu để xem tình trạng hiện tại thế nào, có vấn đề gì không. Nếu không xuống khám được tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thì bạn có thể đến bệnh viện tỉnh có khoa thần kinh để được tư vấn và chỉ định thay/giảm liều thuốc, không nên tự ý giảm liều hay đổi loại thuốc khác.
Chúc bạn sức khỏe.
Chào bác sĩ, chúc bác sĩ luôn khỏe mạnh, vui vẻ !
Bé gái nhà em năm nay 3 tuổi, cháu lười ăn và khá còi, cháu mới có 13kg. Cháu hay bị táo bón, mẩn nốt ngứa vài ngày sau đó lại hết. Ngủ đổ mồ hôi trên ướt tóc vào ban đêm. Cháu khá năng động, tuy nhiên cháu còi quá nên ...
Chào bác sĩ, bác sĩ cho tôi hỏi vợ tôi mới chích vaccine Covid-19 của Sinophꦕarm xong thì có cho con bú được không ạ?
Chào bác sĩ,
Em hiện tại mang thai tuần thứ 8, tuần thứ 5 em siêu âm thai đã vào tử cung rồi, do dịch nên em chưa siêu âm lại. Hiện tại cơn ốm nghén đã bớt nhưng xuất hiện triệu chứng khó ngủ và nhức mỏi. Cho em hỏi tình trạng trên có ảnh hưởng đến thai không ạ?
Em cảm ...
Chào bác sĩ. Em năm nay 32 tuổi, vợ 33 tuổi. Đã có 1 bé trai được 4 tuổi. Một năm trở lại đây gia đình em muốn sinh thêm em bé mà chưa được. Cứ mỗi lần quan hệ xong vài ngày là vợ em bị kinh bất thường. Ngày bị kinh cũng kéo dài hơn. Hiện nay đang giãn cách nên vợ ...
Vợ em đang mang thai tuần thứ 29 của thai kỳ, nhưng một ngày hôm qua và hôm nay không thấy em bé đạp, như vậy có ảnh hưởng gì không thưa bác sĩ? Em có nên đưa vợ đi kiểm tra hay không ạ, vợ em không cảm thấy trong người mệt mỏi hay gì hết, nhưng em hơi lo lắng. Xin được các ...
Con gái em được hai thánﷺg 10 ngày, nặng 6kg, cao 54cm. Bụng bé thường hay sôi, ngày đi nặng 5-6 lần, bé vẫn chơi và bú bình thường, bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Xin hỏi bác sĩ như vậy hệ tiêu hóa của bé có sao không ạ?
Chào bác sĩ, con em sinh non ở tuần 35 được 2kg. Nay bé được 9 tháng rưỡi nặng 7,7kg, chiều cao lúc bé 8 tháng là 67,3cm đến nay em chưa đo lại. Bé nhà em dạo gần đây ăn kém hơn trước khoảng nửa bát cháo. Bé bú sữa mẹ vắt ra cũng đc khoảng 500-600ml cả ngày tùy hôm. Bé ngủ ...
Chào bạn! Xin cám ơn nh🥃ững thông tin bạn đã chia sẻ về tình trạng của con bạn.
Với trẻ sinh no༒n, có một chỉ số dùng để đánh giá độ trưởng t🅺hành của trẻ, đó là tuổi hiệu chỉnh. Bằng cách tính tuổi thực của trẻ sinh non, nó có thể giúp bạn đánh giá chính xác sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Con bạn sinh non ở tuần thứ 35 và hiện nay bé được 9 tháng rưỡi thì tuổi hiệu chỉnh (tuổi thực) của bé là 8 tháng tuổi.
Theo bảng cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam, trẻ 8 tháng tuổi đối với bé trai nặng khoảng 8.6 kg và cao 70.6 cm; đối với bé gái là 7.9 kg và cao 68.7 cm. Bạn không n🧸ói rõ con bạn là bé trai hay bé gái. Nhưng nếu là trai hay gáiౠ thì con bạn cũng đang ở trong tình trạng nhẹ cân, chiều cao hơi thấp hơn so với chuẩn trung bình.
Để đánh giá bé có biếng ăn hay không thì mình cần biết nhu cầu dinh dưỡng của bé 8 tháng như thế nào. Với trẻ 8 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ, bé 𝓡cần ăn dặm thêm bột, cháo đặc, trái cây, yaourt… Khẩu phần hàng ngày của bé 8 tháng tuổi: sữa mẹ 500 – 600ml, 2-3 bữa chính mỗi bữa khoảng 200 ml (bột, cháo ăn dặm hoặc cơm nhão), 3 bữa phụ (trái cây, yaourt, phô mai...).
Về lượng sữa mẹ, con bạn đã uống đủ lượng cần. Về ăn dặm, bạn không nói rõ bé ăn được nửa bát cháo là ăn được mấy cữ trong ngày và bé có ăn thêm các bữa phụ hay không. Bạn hãy dựa vào lượng ăn tiêu chuẩn mà điều chỉnh lại cho phù hợp nhé. Sau đây là một số cách giúp con bạn hứng thú với bữa ăn hơn:
- Đừng ép buộc bé ăn khi bé không thực sự muốn.
- Nên trang trí các loại thức ăn nhìn ngộ nghĩnh, bắt mắt với con, để con tự do lựa chọn loại thức ăn mà mình thích.
- Thực đơn của bé phải được thay đổi thường xuyên và liên tục.
- Nên sắp xếp thời gian giữa bữa chính và các bữa phụ hợp lý.
- Không cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn. Hạn chế cho trẻ uống nhiều nước trước và trong bữa ăn.
- Cho trẻ được tự do lựa chọn tư thế ngồi ăn, cho trẻ tự ăn, tự xúc.
- Nên cho t🌞rẻ ăn cùng gia đình để tạo cho trẻ không khí thoải mái, g💃iúp trẻ có cảm giác ăn ngon miệng hơn.
Về vấn đề con bạn ngủ hay thức giấc,✃ bạn có thể xem lại những yếu tố tác động đến giấc ngủ của bé như phòng bé ngủ không thoáng, nhiệt độ quá lạnh hay quá nóng, bé bị ướt tã, hay bé bị đói bụng... những yếu tố trên cũng khiến con bạn ngủ không ngon giấc, dễ thức giấc vào ban đêm.
Tóm lại với những thông tin bác sĩ đã chia sẻ, bạn nên theo dõi và điều chỉnh lại cách sinh hoạt của bé cho 🅺phù hợp, song song với việc bổ sung vitamin tổng hợp và D3. Nếu vẫn không cải thiện được tình trạng biếng ăn và ngủ thức giấc của bé, bạn nên sớm đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và đánh giá lại tình trạng dinh dưỡng của bé.
Chúc bạn sức khỏe!
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho em hỏi, bé gái nhà em năm nay được 7 tuổi nặng 27kg. Nhưng khoảng 6 tháng nay, bé gái bị rụng tóc nhiều, tóc trên giường rụng nhiều và khi chải đầu cũng rụng. Bé cũng hay bị bầm trên da khi có va chạm gì, dù lực va chạm nhẹ không mạnh.
Vd: Khi chơi đùa ...
Chào bạn,
Tôi rất cảm thông với lo lắng của bạn về tình trạng rụng tóc và bầm da của bé.
Rụng tóc ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Rụng tóc ở trẻ em không c𒁏hỉ do chế độ ăn uống thiếu vitamine và khoáng chất, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ bị stress… mà còn do một số bệnh lý như nhiễm nấm da đầu (thường gặp ở trẻ ra mồ hôi nhiều hay không gội đầu thường xuyên), bệnh lý tuyến giáp (thường do suy giáp), hay trẻ tự bứt tóc do có vấn đề về tâm lý.
Ngoài ra, một số trẻ có thói quen lấy tay xoắn tóc hay đơn thuần là do cột tóc quá chặt hoặc sấy khô tóc với nhiệt độ cao cũng làm tóc dễ rụng. Rụng tóc cũng có thể gặp khi tóc và da đầu trẻ tiếp xúc với hóa chất hay hơi nóng khi nhuộm tóc, duỗi tóc hay uốn tóc. Trong giai đoạn dịch Covid-19 đang bùng phát như hiện nay chưa thể đi khám được, bạn có thể hạn chế việc rụng tóc cho bé bằng cách:
• Có chế độ dinh dưỡng đủ chất (bổ sung đầy đủ Vitamin và khoáng chất cho cơ thể qua các bữa ăn) và ngủ đủ giấc để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên cần chú ý nếu dư Vitamin A cũng có thể gây rụng tóc.
• Không dùng chung lược chải đầu hoặc nón với người khác.
• Tránh cột tóc quá chặt.
• Thường xuyên gội đầu và làm khô tóc trước khi đi ngủ.
• Nên sấy khô tóc cho trẻ với nhiệt độ thấp.
Riêng biểu hiện bé hay bị bầm da khi va chạm thì bạn không phải lo lắng vì bé đã được làm xét nghiệm để loại trừ bệnh gây bất thường về máu, đây là nguyên nhân quan trọng gây chảy máu bất thường và cần phải đư💎ợc thăm khám, ♋điều trị kịp thời.
Một số trẻ cũng có thể dễ bị bầm da nếu có da mỏng, mạch máu dưới da nhỏ, yếu, dễ tổn thương hoặc thiếu vit C, một loại vitamin giúp thành mạch máu vững chắc. Khi bé nhận được chế độ dinh dưỡng đủ chất thì tình trạng rụng tóc và bầm da của bé cũng sẽ được cải thiện.
Khi điều kiện cho phép, bạn nên cho bé đi🍰 bệnh viện để bác sĩ khám, làm xét nghiệm nếu cần và có hướng tư vấn, điều trị thích hợp.
Hy vọng các thông tꦰin trên có thể giúp bạn yên tâm chăm só🅠c bé.
Em mới chích vaccine Covid-19 AstraZeneca ngày 8/8, sau 1 tuần là ⛦15/8 em phát hiện có thai. Như vậy có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhꦏi không ạ?
Chào bạn,
Cho tới nay, các dữ kiện chưa ghi nhận vaccine ngừa Covid-19 ảnh hưởng đến sự phඣát triển của thai nhi. Các dữ kiện về lâu dài thì cần thêm thời gian.Trong đại dịch đang bùng phát như hiện nay, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ tiêm ngừa vac🗹cine Covid-19 với không tiêm ngừa trên phụ nữ có thai và phụ nữ đang có dự định có thai thì lợi ích vẫn lớn hơn nguy cơ.
Kính chào bác sĩ.
Bé gái nhà em đuoc 16 tháng tuổi cân nặng 10,5 kg, cao 76 cm. Khi đi tắm cho bé e thấy ngực bé hơi nhú e có sờ thử thì thấy có cục cứng như là bé gái đến tuổi dạy thì phát triển ngực. Từ bé đến giờ con em rất bụ sữa em cứ nghĩ là ...
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những thông tin của con bạn.
Con gái bạn 16 tháng tuổi cân nặng 10,5 kg, cao 76 cm. Bé gái 16 tháng tuổi nặng từ 8.7-11.2 kg, cao từ 73-84 cm. Chúc mừng bạn, con bạn đang phát triển rất tốt! Còn về vấn đề bạn thấy ngực bé hơi nhú, sờ thấy có cục cứng như bé gái đến tuổi dậy thì, thì bạn 𝓀đừng quá lo lắng vì đây là hiện tượng mà rất nhiều bé gái gặp phải. Hiện tượng này không được coi là bình thường nhưng cũng không phải bệnh lý.
Đây có thể là hiện tượng nhú núm vú phát triển sớm. Sự xuất hiện nhú núm vú tương ứng với giai đoạn phát triển đầu tiên của tuyến vú. Nhú thường có hình trò💟n, nằm ngay phía dưới núm vú (nếu nằm lệch so với núm vú thì phải tìm nguyên nhân khác). Nhú có thể𓃲 xuất hiện ở 1 bên hoặc 2 bên, thường thấy ở các bé gái trong giai đoạn bất kỳ từ sau khi sinh tới 6 tuổi. Còn cục cứng ở vú là những ống tuyến sữa phát triển xếp lại thành một cục tròn, cứng. Phần lớn các trường hợp phát triển sớm của vú đều lành tính, và nhú sẽ không phát triển tiếp tục thành tuyến vú hoàn chỉnh.
Hiện tượng này thường không đòi hỏi phải điều trị. Rất ít khả năng đây là sự khởi đầu thực sự của giai đoạn dậy thì. Bạn cần tiếp tục theo dõi nhưng cũng nên tránh việc k🎶iểm tra bé quá thường xuyên. Trong nhiều trường hợp, nhú ඣnúm vú có thể tồn tại trong nhiều tháng. Nếu thấy nhú có biểu hiện tăng đáng kể về kích thước, hay xuất hiện các dấu hiệu sưng nóng đỏ đau thì cần đưa bé đi khám ngay.
Chúc bạn sức khỏe!
Em xin chào bác sĩ ạ, em có 1 số câu hỏi mong muốn được bác sĩ tư vấn ạ:
1. Em hiện tại đang mang thai ở 25 tuần, thai đôi 1 bánh rau 2 buồng ối. Hôm 24 tuần e có đi khám bác sĩ nói cổ tử cung của em ngắn có 27mm, với chiều dài cổ tử cung như vậy ...
Thưa bác sĩ, hiện em mang thai lần 2, tuần 8 chưa thăm khám được vì giãn cách xã hội. 3 ngày gần đây nghén nặng không thể ăn uống dù đã thử mọi cách. Có dấu hiệu suy nhược cơ thể. Rất mong nhận được tư vấn. Đã đặt lịch khám trực tiếp tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh trong thời gian chờ. ...
Thưa bác sĩ, bé nhà em được 5 tháng, ti mẹ hoàn toàn. Do em có 1 răng bị sâu, gây nhức, nhức lên tận óc ạ, vì dịch nên em chưa đi trám được. Cho em hỏi quá trình trám răng (em nghĩ em bị viêm tuỷ răng ạ vì răng em rất nhức), em cho bé ti mẹ được không ạ?
Em ...
Chào bạn Hậu,
Bạn vẫn có thể cho bé bú mẹ trong thời gian điều trị sâu răng. Tuy nhiên, bạn c🔴ần thông tin đến bác sĩ nha khoa để lựa chọn ꦍkháng sinh phù hợp cho phụ nữ đang cho con bú.
Chúc bạn sức khỏe!