VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ ba, 19/11/2024

Con gái tôi mang thai lần thứ hai được 7 tuần, theo bác sĩ khám thì cháu mang thai đôi và huyết áp của mẹ khá cao (đôi khi 160-90). Trong lần sinh đẻ trước, cháu đã từng bị trầm cảm sau sinh trong khoảng thời gian khá lâu (2 năm). Mong bác sĩ cho biết các biện pháp giữ sức khỏe cho con tôi ...

nqtuan.vna, 63 tuổi, Nguyen Chi Thanh, Hanoi

Em năm nay 27 tuổi có thai được 6 tuần nhưng do dịch Covid-19 nên vẫn chưa đi siêu âm được, chỉ mới test que thử tại nhà 2 lần, hiện em không có triệu chứng nghén gì cả. Em cũng không thể ra ngoài mua thuốc bổ sung cho cơ thể vì hiện tại đang giãn cách toàn cộng đồng. Cho em hỏi trong ...

Hanna, 27 tuổi, Đà Nẵng

Em chào bác sĩ ạ,
Em là 1 thai phụ 27 tuổi, mang virus viêm gan B mạn thể hoạt động, chưa điều trị dù tải lượng virus cao, và tái khám ở BV bệnh Nhiệt đới cũng được 5-6 năm rồi ạ
- Men gan và siêu âm firoscan đều ổn.
- Ngày cuối em đi khám là 22/10/2020 do 2021 dịch Covid-19 ...

Trịnh Thị Thu Trang, 27 tuổi, Tân Phú, Hồ Chí Minh

Bé nhà em được gần 9,5 tháng, bé được 10kg, cao khoảng 73cm.
Bé bú mẹ, ăn 3 bữa bột, ăn thêm ít hoa quả mỗi ngày. Trước bé có uống bổ sung sữa bột nhưng gần đây bé không thích uống.
Em có bổ sung cho bé D3 liều dự phòng 400ui khi bé được 6 tháng.
Bé nhà em bị ...

Sam Sam, 28 tuổi, Tuyên Quang

Dạ bác sĩ cho em hỏi bé gái nhà em năm nay được 8 tuổi, bé hay kêu đau lưng, nhất là vào buổi tối khi đi ngủ bé hay kêu đau dọc sống lưng, tuy bé còn nhỏ nhưng mỗi lần bé duỗi người chéo chân là lưng kêu rộp rộp, mặc dù bé không vận động nhiều, không mang đồ nặng và ...

Phan Hoài Phương, 39 tuổi, 153/7a Linh Đông, Thủ Đức

BS.CKI Nguyễn Thị Hạnh Trang

Chào em,
Có nhiều nguyên nhân gây ra đau lưng ở trẻ em như căng cơ, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, nứt đốt sống, cong vẹo cột sống hoặc bệnh lý toàn thân ...
Bé con em 8 tuổi, thường nguyên nhân đau lưng sẽ tập trung vào những nhóm bệnh sau:
● Nhiễm trùng - ở trẻ dưới 10 tuổi hay gặp các nguyên nhân sau: Nhiễm trùng đĩa đệm, viêm tủy xương, viêm bể thận, nhiễm trùng sau phúc mạc...
● Rối loạn bẩm sinh (ví dụ vẹo cột sống).
● Các bệnh ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể như: bệnh hồng cầu hình liềm, viêm khớp thiếu niên thể ít khớp...
● Hiếm gặp: bệnh lý ác tính, u xương hoặc tủy sống.
Trong đó nhóm bệnh nhiễm trùng và ung thư thường sẽ gây đau về đêm.
Em nên đưa con đến bệnh viện ngay khi có những dấu hiệu sau:
● Tình trạng đau lưng kéo dài hơn bốn tuần.
● Đau lưng khiến bé không thể làm được mọi việc.
● Nếu bé cảm thấy mệt mỏi và / hoặc sốt hoặc sụt cân.
● Nếu cơn đau ngày càng nặng hơn.
● Nếu bé có cảm giác tê hoặc yếu chân.
● Nếu phát hiện cột sống bất thường (cong, vẹo).
● Nếu bé bị cứng khớp hoặc khó cử động.
Trong thời gian đợi sắp xếp đưa bé đi khám, em tạm thời có thể cho bé uống Paracetamol để giảm đau (liều lượng nếu em không rõ, em sẽ liên hệ với tổng đài để cung cấp cân nặng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể).
Hy vọng bé được thăm khám sớm để tìm ra n🦩guyên nhân, giúp bé có giấc ngủ ngon và khỏe mạnh. Thân chào em!

Xin chào bác sĩ, con tôi năm nay 8 tuổi, da bé hơi xanh xao nhưng thỉnh thoảng da bé trở nên vàng vọt đến mức tôi giật mình. Bé rất hay bị ợ hơi và xì hơi rất to. Ngoài ra bé còn hay tằng hắng và nhổ nước bọt. Tôi rất lo không biết bé có bị thiếu máu, thiếu chất gì ...

Tran Thi Hoang Minh, 37 tuổi, 12/3 Dang Minh Khiem, Q11, Tp HCM

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa

Chào bạn,
Xiꩲn chia sẻ với những lo lắng của bạn. Bé có nhiều triệu chứng ở các cơ quan khác nhau, và các triệu chứng này là biểu hiện của một bệnh hay nhiều bệnh đi kèm thì cần phải có thêm thông tin và thăm khám bé trực tiếp mới có thể có hướng chẩn đoán.

Nếu bé🦩 bị thiếu máu nặng cũng có thể có biểu hiện đường tiêu hóa với các triệu chứng như nhợn ói, khó tiêu... Mặt khác, có những bệnh đường tiêu hóa có thể làm cho bé thiếu máu và có biểu hiện tằng hắng và hay khạc nhổ.

Tuy nhiên không phải tất cả các bệnh lý đường tiêu hóa đều cần phải nội soi mà bác sĩ phải thăm khám, khai thác thêm một số🐠 thông tin trước khi quyết định cần cho bé làm xét nghiệm gì. Do đó, khi điều kiện cho phép, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ tư vấn cụ thể cho trường họp của bé. Mến chào bạn!

Chào bác sĩ,
Bé nhà em được 3 tháng, bú mẹ và sữa công thức song song. Bình thường bé đi ngoài 2 lần/ ngày, nhưng 1 tuần nay bé đi ngoài 3 lần/ ngày với lượng phân ít hơn và hơi lỏng. Phân vẫn màu xanh nhạt, không máu, hơi nhầy. Bé không sốt, chơi bình thường nhưng lượng bú kém đi do ...

Nhung Trần, 36 tuổi, 140/64A Điện Biên Phủ

Chào Bác sĩ,
Con gái em 5 tuối rưỡi, nặng 18 kg, khoảng 1 tháng nay bé cứ đi tiểu liên tục 10 -15 phút một lần. Trước khi đi ngủ buổi tối thì mỗi 5 phút lại đi, đi cả chục lần thì mới chịu ngủ, em chưa cho bé đi khám được. Kính mong bác sĩ tư vấn và cho toa thuốc ...

Nguyễn Thị Thuý Phượng, 45 tuổi, 30 Nguyễn Văn Trỗi Đả Lạt

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa

Chào bạn! Xin cám ơ🥀n những thông tin bạn đã chia sẻ về tình trạng của con bạn.

Tình trạng bé đi tiểu liên tục mỗi 5-10 phút, nhưng bạn không cho biết cháu có bị 🐈đau khi đi tiểu không? nước tiểu có màu gì? lượng nước tiểu mỗi lần bé đi tiểu. Nếu cháu thường xuyên đi tiểu nhưng mỗi lần chỉ có ít nước tiểu không kèm theo đau rát khi đi tiểu nhiều khả năng bé bị rối loạn đi tiểu dạng tiểu lắt nhắt ban ngày. Triệu chứng của tiểu lắt hắt ban ngày là trẻ cảm thấy muốn đi tiểu nhiều hơn bình thường, trẻ có thể đi vệ sinh 15 phút đến nửa giờ một lần, và mỗi lần chỉ có một ít nước tiểu.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do tâm lý, trẻ có thể cảm thấy🎐 căng thẳng trước một thay đổi lớn trong cuộc sống, chẳng hạn như lần đầu tiên đi học, có thay đổi môi trường sống, hay thay đổi thành viên trong gia đình... Một số ít trẻ có triệu chứng tiểu lắt nhắt do tăng lượng calci trong nước tiểu, rối loạn lo âu hay mắc một số bệnh lý thận, thần kinh.

Nếu con bạn chỉ có biểu hiện tiểu l🌞ắt nhắt đơn thuần, không kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như đau khi đi tiểu, nước tiểu nặng mùi, sẫm màu hoặc có màu bất thường, sụt cân, uống quá nhiều nước gây tiểu nhiều,... bạn có thể tìm hiểu t꧅hêm xem có vấn đề gì làm cho bé bị căng thẳng dẫn đến tình trạng tiểu lắt nhắt không.

Nếu tình trạng tiểu lắt nhắt còn kéo dài, khi tình hình dịch ổn định, bạn nên cho bé đi khám bác sĩ để có chẩn đoán và hướng can thiệp phù hợp. Trong trường hợp bé có ♎các biểu hiện bất thường khác đi kèm, bạn nên thu xế😼p cho bé đi khám sớm để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị cho bé. Thân chào bạn!

Chào bác sĩ,
Vợ em có thai được 19 tuần, lúc trước vợ em có cảm nhận được những cơn gò trong bụng rõ rệt. Nhưng cỡ tuần nay lại không thấy xuất hiện nữa. Em xin hỏi bác sĩ là như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi không, bên em hiện đang dịch nên chưa đi khám được. Mong phản hồi ...

Binh Tran Thanh, 34 tuổi, Châu Phú, An Giang,

Thưa bác sĩ, con em 2 tuổi rưỡi bé bị ngứa trên da, ngứa hết cả người rất nặng, nhất là ban đêm, da của bé lúc ngứa thi màu đỏ, có cái thì giống như mụn bọc. Xin hỏi bác sĩ có thuốc nào để bôi cho bé đỡ ngứa và giúp da bé được bình thường trở lại không. Xin cảm ơn ...

Sang lam, 37 tuổi, 417 Trần Hưng Đạo B, Phường 14 Quan 5

BS.CKI Ngô Hà Lệ Chi

Chào bạn,
Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chúng tôi. Qua những gì꧒ bạn cung cấp thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng da của bé như: nhiễm trùng da, viêm da cơ địa, dị ứng đạm sữa bò,...

Tuy nhiên thông tin bạn chia sẻ quá ít chúng tôi chưa nắm rõ được tình trạng da của bé: Không biết tình trạng da bé bị nổi mẩn ngứa liên tục hay có khi nào tự biến mất không? Tình trạng này của bé xuất hiện từ lúc nào? Sang thương da tập trung nhiều nhất ở những vị trí nào? Tình trạng viêm mủ có nhiều không? Nơi bé🦄 ngủ, chơi có thông thoáng, có lẫn lông thú mèo, mặt nhà có hay nấm mốc không? Bạn có mới đổi sữa hay thay đổi chế độ ăn của bé hay không? Bé có kèm sốt, biếng ăn, rối loạn giấc ngủ không?...

Hiện chúng tôi không thể kết luận con bạn là nguyên nhân gì? Tuy nhiên, nếu thể trạng bé khỏe mạnh, chơi giỡn, ăn, bú bình thường, tăng cân tốt, ngủ được, chăm sóc da cho bé đúng cách có thể giảm bớt tình trạng ngứa của bé tại nhà:
- Vệ sinh tắm rửa nước ấm cho bé để giảm ngứa, và tránh bội nhiễm, không tắm lá, đắp lá, hay thuốc gì lên sang thương, sử dụng các loại sữa tắm dịu nhẹ, tránh dùng xà phòng.
- Mặc đồ thông thoáng, thoát mồ hôi, vệ sinh tay chân và môi trường sống xung quanh bé
- Lựa chọn thực phẩm phù hợp với bé: tránh các thức ăn gây dị ứng, gây bé ngứa nhiều hơn, da nổi mẩn đỏ nhiều hơn, bạn nên theo dõi thử từng món ăn và theo dõi tình trạng da của bé đáp ứng như thế nào.
- Ăn đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều nước, nâng cao đề kháng.
- Vệ sinh sạch sẽ bàn tay của bé, không để móng tay dài, ngứa sẽ khiến bé gãi nhiều và làm cho tình trạng viêm da của bé trở nên nặng hơn, thậm chí gây nhiễm trùng, có thể đánh lạc hướng sự tập trung chú ý của bé khi🔜 bé đang ngứa và gãi nhiều, như chơi trò chơi, xe🐬m TV,... - Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm ít gây kích ứng da.

Nếu tình trạ🔜ng da bé không cải thiện, ngứa, khó chịu, nhiều mụn mủ da hoặc kèm sốt, sang thương da chảy dịch, nứt nẻ,... Bạn nên đưa bé đi khám ngay khi có thể. Bác sĩ có thể phải kê thuốc cho bé uống và thuốc bôi để giảm viêm ngứa, và tìm nguyên nhân cho bé.

Xin chào các bác sĩ, chúc các bác sĩ sức khỏe dồi dào. Các bác sĩ cho em hỏi là vợ chồng em có em bé nay 10 tuổi rồi, mấy năm nay thả muốn có thêm em bé mà không được, em không rõ như thế nào thăm khám ở đâu để điều trị cho có bé. Mong các bác sĩ tư vấn. Xin ...

Lê Quang Hòa, 37 tuổi, Đài Sơn, Phan Rang - Tháp Chàm,Ninh Thuận

Dạ em chào Bác sĩ.
Con em bé trai được 16 tháng, cháu hay lên cơn ho đờm khi ngủ, làm cháu khó thở. Khi thức thì cháu chơi bình thường không thấy ho. Hiện cháu đang uống thuốc và xông thuốc 3 ngày nay không thấy giảm. Rất mong bác sĩ tư vấn giúp ạ.
Cám ơn bác sĩ. Trân trọng!

Lê Thị Vân, 33 tuổi, 28 đường số 2, phường Tương Bình Hiệp, Thủ dầu một, Bình Dương

BS.CKI Nguyễn Thị Hạnh Trang

Chào em,
Có một số nguyên nhân gây ho khi ngủ như: Bé bị dị ứng, hen suyễn, bệnh lý tai mũi họng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bé bị dị vật đường thở...

Về vấn đề ho đờm và khó thở của con trai em, bác sĩ cần hỏi thêm một số thông tin như:
● Bé bị tình trạng như vậy mấy ngày rồi?
● Các triệu chứng khác đi kèm: sốt, nôn ói,...
● Lúc khó thở ban đêm bé biểu hiện như thế nào?
● Tính chất của cơn ho, màu sắc đờm.
● Bé đang uống thuốc và xông thuốc gì?

Với tình trạng của bé, mặc dù em đã cho uống thuốc và xông thuốc 3 ng🦄ày nhưng chưa giảm, em nên cho bé đi khám để bác sĩ tìm nguyên nhân và ꦿđiều trị kịp thời cho bé. Mến chào em!

Con trai của em năm nay lên lớp 2, bé cao 1m32 nặng 26kg, khoảng gần 3 tháng trở lại đây bé hay bị nổi mề đay ngứa ngáy khắp người, khi vận động đổ mồ hôi bé cũng bị nổi, hầu như ngày nào bé cũng nổi một vài chỗ nhất là quanh cổ, sau gáy và mạn sườn, lưng quần... Vậy bác ...

tuoi nguyen, 34 tuổi, 126 trần phú, p4, q5, tp hcm

Con gái tôi 5 tuổi, thỉnh thoảng ngồi chơi/học/ăn cháu hay căng cứng chân, 2 chân duỗi căng, vắt chéo nhau và lên gân, nhiều lúc toát mồ hôi. Ngày làm khoảng chục lần như vậy. Cháu có hiện tượng này từ lúc hơn 2 tuổi, thỉnh thoảng bị 1 vài tháng rồi thôi sau lại bị lại. Lúc bé không rõ nguyên nhân, hiện ...

Nguyễn Thị Mai, 33 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội

Chào bác sĩ,

Em thai được 16 tuần. Có thai lần đầu, bị ho có đờm màu trắng gần 1 tháng nay không khỏi, em bị nôn ói nhiều chỉ ăn được rau và một số loại trái cây, không ăn được đồ ăn khác, không uống được sữa, không uống được canxi, sắt, axit folic. Giảm 1kg. Em rất lo lắng có ảnh ...

Loan, 34 tuổi, 1b, đường 54, phường hiệp bình chánh, thủ đức

Thưa Bác sĩ,
Bé trai nhỏ nhà em năm nay 7 tuổi, bé cao 119cm nặng 20kg. Bé đã thay 2 răng cửa hàm dưới. Cách đây 1 tháng bé lung lay và nhổ 1 răng cửa hàm trên nhưng đến nay nướu chỗ đó thì lành hẳn mà không thấy mầm răng. Bác sĩ cho em hỏi như vậy là do nguyên nhân ...

Minh Trang, 34 tuổi, 66 Huỳnh Thị Hai, p Tân Chánh Hiệp, quận 12

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa

Chào bạn,
Thông thường, khoảng 6 tuổi trẻ sẽ bắt đầu thay răng sữa bằng các răng vĩnh viễn; răng sữa sẽ lung lay rồi gãy rụng, sau đó răng vĩnh viễn mới mọc lên. Răng sữa rụng bao𓂃 lâu thì răng vĩnh viễn sẽ mọc tùy thuộc vào cơ địa của từng trẻ, nhưng thường sẽ dao động từ 1-2 tháng.

Răng mọc ༒chậm có sao không tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể với nhiều nguyên nhân khác nhau:

• Tình trạng răng mọc ngầm, mọc lệch: Những chiếc răng này không mọc lên đúng ở khoảng trống trên cung hàm mà có xu hướng mọc đâm vào răng bên cạnh nên sẽ mọc lên rất chậm.
• Nướu của trẻ bị xơ hóa: Nếu gặp phải tình trạng này thì răng trẻ sẽ khó trồi lên được bởi lớp nướu trên răng đã bị xơ hóa, trở nên dày hơn.
• Thiếu mầm răng: Trường hợp này có thể do bẩm sinh hoặc mầm răng đã bị tổn thương khi trẻ vô tình bị va đập.
• Răng vĩnh viễn bị cứng khớp: tình huống này khá hiếm gặp. Đó là chân răng vĩnh viễn dính hẳn vào xương và không dịch chuyển được.
• Thiếu dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng cần thiết cho nếu không được cung cấp đầy đủ sẽ khiến thời gian thay răng sữa ở trẻ bị kéo dài, đặc biệt là lượng canxi cung cấp cho răng.
• Thói quen x♔ấu ở trẻ: Các thói quen như mút tay, đẩy lưỡi, bú bình, nghiến răn🍨g cũng sẽ khiến răng trẻ mọc chậm.

Bé của bạn nhổ răng sữa cách nay 1 tháng và răng vĩnh viễn chưa mọc thì chưa có gì phải lo lắng. Bạn có thể chờ thêm một thời gian nữa khi tình hình dịch bệnh ổn định, nếu răng vẫn chưa mọc thì nên cho bé đi khám để nha sĩ tìm nguyên nhân và có hướng xử trí thích hợp.
Mến chào bạn!

Bác sĩ cho em hỏi. Con trai em hiện tại bé được 5 tháng 17 ngày cân nặng 7kg, cao 70cm. Tháng thứ nhất bé tăng 1.3kg. Tháng thứ 2 tăng 900g. Tháng thứ 3 tăng 800g. Tháng thứ 4 tăng 300g. Tháng thứ 5 tăng 250g. Bé gần như bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu, từ tháng thứ 5 em có ...

Trần Thị Ngọc Anh, 33 tuổi, Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Chào bác sĩ!
Bé nhà em tính đến nay được tròn 13 tuần tuổi và có dấu hiệu biếng ăn đã 3 ngày nay. Lượng sữa hằng ngày bé bú giảm gần một nửa so với bình thường. Trước đây bé từng tiêu chảy, có thăm khám tại bệnh viện Tâm Anh và được chẩn đoán là bất dung nạp Lactose. Lúc đó bé ...

Trân Hồ, 29 tuổi, 102 Phan Văn Hớn, P. Tân Thới Nhất, Q. 12

BS.CKI Nguyễn Thị Hạnh Trang

Chào em,
Theo những gì em mô tả con em từng bị bất dung nạp lactose, hiện tại bé bú sữa công thức hoàn toàn và biếng bú 3 ngày nay.

Có nhiều nguyên nhân làm bé biếng bú như: bệnh đường hô hấp - tai mũi họng (như nghẹt mũi sẽ làm bé khó bú, đau tai), bệnh lý đường tiêu hóa, nhiễm siêu vi... Theo bác sĩ, khả năng nhiều nhất là bé có vấn đề ở đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, viêm ruột ... Em kiểm tra xem bé có bị chướng bụng sau bú, ọc hoặc trớ sữa, quấy, khó chịu hơn so với ngày thường không.

Con em sau khi đổi sữa công thức bình thường 15 ngày bé mới bắt đầu có biểu hiện biếng bú, không phù hợp với tình trạng bất dung nạp lactose ở trẻ em. Các triệu chứng của bất dung nạp lactose (như tiêu chảy, đầy bụng, buồn nôn, nôn) thường xuất hiện ngay sau khi bé uống sữa thường.

Vì là mùa dịch nên với tình trạng con em biếng bú nhưng vẫn ngủ tốt, chơi bình thường, em có thể tiếp tục theo dõi bé vài ngày (2-3 ngày) xem bé có xuất hiện thêm triệu chứng khác không: sốt, ho, nghẹt mũi, các triệu chứng tiêu hóa đã nêu trên. Trong thời gian này vẫn uống sữa công thức cũ, không đổi sữa. Chú ý các dấu hiệu cần đưa bé đi khám ngay: sốt, đừ, thở mệt, tím, co giật, ói, tiêu máu... Nếu tình trạng biếng bú của bé cải thiện thì tốt. Nếu bé vẫn không cải thiện, em cho bé đi bệnh viện để được thăm khám cụ thể.

Ngoài ra em có nêu bé tiêu phân xanh đậm, mùi nồng (vẫn ngủ tốt, chơi bình thường), tình trạng này có thể do bé không tiêu hóa được hết lượng sắt trong sữa công thức, em nên chờ đợi cho hệ tiêu hóa bé thích nghi. Tuy nhiên nếu phân bé có nhầy máu, bé sốt, quấy, có thể bé bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, em nên cho bé đi khám ngay.

Giai đoạn dịch bệnh này mặc dù đi lại bất tiện, tuy♕ nhiên bé con em mới 13 tuần, nếu tình trạng biếng bú kéo dài, em cân nhắc cho con đi khám sớm để con được theo dõi sát sao và chẩn đoán bệnh kịp thời (nếu có). Thân chào em!

Bé nhà em được gần 9 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 7kg. Bé đang ăn dặm 2 bữa cháo, 2 bữa phụ một ngày. Em đã chuyển từ cháo xay sang cháo hầm nhuyễn mà con vẫn không chịu ăn. Bé thích cầm đồ gặm nhưng không ăn mấy và chỉ gặm vài miếng rồi vứt đi. Bé bú sữa mẹ và sữa công thức ...

Nguyễn Thị Hải Yến, 28 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội

Cần chuẩn🍨 bị gì khi có con đầu lòng giữa tình hình đại dịch như thế này thưa bác sĩ?

An Khang, 37 tuổi, 123 Bùi Hữu Nghĩa