Chính quyền Fukushima, Nhật Bản, tháng này vừa cho đặt một bức tượng mang tên "Đứa trẻ Mặt Trời" gần ga tàu điện chính của thành phố. Đứa trẻ nổi bật với bộ đồ bảo hộ màu vàng cùng màn hình điện tử trước ngực ghi ba chữ số "000" mang ý nghĩa không có dấu hiệu nhiễm phóng xạ, theo AFP.
Cậu bé ôm chiếc mũ bảo hộ trên một tay, cho thấy không khí an toàn để có thể hít thở𝕴, đồng thời tay còn lại cầm biểu tượng Mặt Trời, tượng trưng cho hy vọng và năng lượng mới.
Tác giả của bức tượng, nghệ nhân Kenji Yanobe, muốn biến bức tượng thành biểu tượng cho hy vọng nhưng những người chỉ ꦰtrích cho rằng nó không thực sự phù hợp với tình hình Fukushima hiện nay khi mà thành phố đang phải nỗ lực khắc 🍒phục tình trạng ô nhiễm phóng xạ sau vụ rò rỉ hạt nhân từ nhà máy điện hồi năm 2011.
"Tôi đã xem bức tượng 'Đứa trẻ Mặt trời' của Ken🦋ji Yanobe. Nó thực sự đáng sợ. Tôi nghĩ nó là sự chế giễu đối với chúng ta cũng như tất cả những gì Fukushima đã làm để xóa bỏ tiếng xấu", một người dùng mạng xã hội Twitter nhận xét.
Một người phê bình khác viết: "Tôi hiểu bức tượng hướng tới việc thể hiện niềm hy vọng bởi chiếc mũ bảo 🐎hộ đã được cởi ra, nhưng nghĩ tới những gì mà Fukushima vẫnꦇ đang phải chịu, tôi cho rằng nên hủy việc dựng tượng".
Một số người nói bức tượng 𒉰có thể khiến người xem nghĩ rằng họ phải bảo vệ mình cho tới khi mức phóng xạ về 0. Tuy nhiên, trong thực tế, phóng xạ là hiện tượng tự nhiên trên 🃏Trái Đất.
Mức phóng xạ đã 𝕴trở v𒁏ề bình thường ở hầu hết các khu vực thuộc Fukushima song người dân hiện vẫn bị cấm sống tại một số nơi nhất định, đặc biệt là trong bán kính vài km quanh nhà máy bị rò rỉ phóng xạ.
Yanobe đã đăng một bài viết dài ba trang xin lỗi về việc bứ✅c tượng của ông gây ra làn sóng tranh cãi nhưng nhấn mạnh tác phẩm chỉ nhằm mục đích thể hiện hy vọng, không phải chế giễu thành phố Fukushima. Bằng cách để đứa trẻ nhìn lên bầu trời, "tôi muốn cho thấy những hy vọng tươi sáng cho tương lai", Yanobe giải thích.
Thị trưởng thành phố Hiroshi Kohata cho hay ông chấp nhận những ý kiến chỉ trích và sẽ cân nhắc về hà🌄nh động tiếp theo nhưng vẫn tôn trọng giá trị mà tác phẩm mang lại.
"Tôi cảm nhận thấy quyết tâm đối diện v꧋ới nghịch cảnh và niềm hy vọng trong bức tượng khi nó hướng mặt lên bầu trời", Thị trưởng Kohata viết.
Bất chấp những chỉ trích trên mạng, giới chức thành phố chജo biết họ chỉ nhận được vài cuộc điện thoại và email 💟phàn nàn về bức tượng.
Vụ rò rỉ hạt nhân tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima Daiichi trong thảm họa sóng thần năm 2011 đã trở thành thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử thế giới kể từ sau vụ nổ lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl, Ukraine, năm 1986.
Vụ rò rỉ đã ảnh hưởng tới một vùng nông nghiệp rộng lớn, khiến nhiều người dân địa phương pﷺhải bỏ lại tài sản, nhà cửa đi sơ tán và có thể không bao giờ trở lại vì e ngại ô nhiễm phóng xạ.
Fuku🐼shima đang cố gắng để lấy lại danh tiếng. Những trang trại địa phương thường xuyên tiến hành kiểm tra mức độ phóng xạ đối với nông sản nhằm đảm bảo an toànꦿ trước khi chuyển tới các cửa hàng. Tuy nhiên, khách hàng vẫn ngần ngại mua chúng vì lo sợ nhiễm độc.